Khởi động chuyến bay thử nghiệm lên Sao Hỏa

Cuộc thử nghiệm 520 ngày đêm mô phỏng chuyến bay tới Sao Hỏa, với sự tham gia của một nhóm tình nguyện 6 người (gồm 3 người Nga, một người Pháp, một người Bỉ và một người Trung Quốc), đã được khởi động ngày 4/5.

Cuộc thử nghiệm này nằm trong khuôn khổ dự án quốc tế "Sao Hỏa-500" (Mars-500), do Viện Hàn lâm Khoa học và Cơ quan vũ trụ Nga phối hợp thực hiện, nhằm thu thập kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến bay thực tế đưa con người lên Sao Hỏa.

Trong gần một năm rưỡi, nhóm tình nguyện sẽ sống và làm việc trong một tổ hợp kĩ thuật - y học đặc biệt rộng 180m2, được mô phỏng như một con tàu vũ trụ khép kín, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài. Tổ hợp này được đặt ở khu vực ngoại ô Mátxcơva của Nga.

Trong tổ hợp này có các điều kiện gần giống những điều kiện khi con người bay lên Sao Hỏa (trừ tình trạng phi trọng lượng và phóng xạ).

Cuộc thử nghiệm 520 ngày đêm này được tính toán dựa theo giả định về thời gian để thực hiện trọn vẹn một chuyến bay lên Sao Hỏa, trong đó 250 ngày để bay tới Sao Hỏa, 30 ngày làm việc trên bề mặt hành tinh Đỏ và 240 ngày bay về Trái Đất.

Ảnh minh họa.

Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là nghiên cứu các đặc điểm thích nghi tâm-sinh lí của phi hành đoàn trong điều kiện sống và làm việc biệt lập với Trái Đất, nghiên cứu khả năng tương tác giữa phi hành đoàn với Trung tâm điều khiển thử nghiệm trong những điều kiện giao tiếp khác (thư điện tử và liên lạc vô tuyến), kiểm tra những phương tiện đảm bảo sinh hoạt sống và các thiết bị khoa học.

Cuộc thử nghiệm 520 ngày đêm là giai đoạn cuối cùng của dự án "Sao Hỏa-500". Năm ngoái, các nhà khoa học đã hoàn tất chuyến du hành mô phỏng 105 ngày đêm lên Sao Hỏa với 3 giai đoạn: bay quanh quĩ đạo gần Trái Đất, bay tới Sao Hỏa và bay trên quĩ đạo Sao Hỏa.

Những người tham gia thử nghiệm trải qua mọi thử thách của một chuyến bay vũ trụ và vượt qua không ít tình huống bất thường như máy móc hỏng, tàu bị hở, thiết bị tập luyện bị vỡ...

Đặc biệt khó khăn là giai đoạn cuối, khi phi hành đoàn mất liên lạc với Trung tâm điều khiển. Có lúc, phi hành đoàn chỉ được tiếp xúc với Trái Đất qua thư điện tử và chỉ nhận được trả lời sớm nhất là sau 40 phút (bằng thời gian tín hiệu tới Trái Đất và quay trở lại)./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News