Khối xây dựng sự sống xuất hiện ở "Hệ Mặt trời" khác

Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về các khối xây dựng sự sống ẩn nấp trong các đám mây bụi được định hình để trở thành các Hệ Mặt trời mới trong tương lai.

Theo Science Alert, khám phá hứa hẹn mở ra một cửa sổ về cách Hệ Mặt trời hình thành, cách Trái đất và có thể là vài hành tinh lân cận ra đời và có sự sống. Cũng như cho thấy thế giới của chúng ta không quá đặc biệt và người ngoài hành tinh không phải một khái niệm giả tưởng.

Khối xây dựng sự sống xuất hiện ở Hệ Mặt trời khác
Ảnh đồ họa mô tả đĩa tiền hành tinh và các khối xây dựng sự sống - (Ảnh: Viện Vật lý thiên văn Smithsonian)

"Có thể các phân tử cần thiết để khởi động sự sống trên các hành tinh luôn có sẵn trong tất cả các môi trường hình thành hành tinh" - nhà hóa học thiên văn Catherine Walsh từ Đại học Leeds, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Để đi đến kết quả này, họ đã lập bản đồ các khối xây dựng sự sống trong không gian bằng cách khám phá các đám mây bụi được định sẵn để trở thành các hệ sao trong tương lai, sử dụng đài thiên văn "siêu hạng" ALMA đặt tại sa mạc Atacama của Chile. Họ thu thập ánh sáng từ một số đĩa tiền hành tinh và tìm kiếm trong đó dấu hiệu quang phổ của nhiều dạng phân tử hữu cơ, cũng như nghiên cứu tỉ lệ 2 hợp chất quan trọng là xyanua và hydro xyanua.

Những thứ độc hại nổi tiếng này thực ra được coi là nguồn nguyên bản để tạo ra carbon và ni-tơ trong các phản ứng hóa học tạo ra sự sống. Vì vậy đo đạc dấu hiệu của hai hợp chất độc hại trong lớp sương mù của đĩa hình thành hành tinh và ước tính tác động của bức xạ ngôi sao lên các vị trí đó sẽ cho câu trả lời.

Nâng cao hơn 2 bậc, họ cũng tìm kiếm dấu hiệu của cyanoacetylene (HC3N), acetonitrile (CH3CN) và cyclopropenylidene (c-C3H3), vốn tồn tại trong chính Hệ Mặt trời sơ khai của chúng ta. Nó cũng xuất hiện trong 5 đĩa tiền hành tinh khác.

Kết quả cho thấy độ phong phú của các khối xây dựng sự sống tại các đĩa tiền hành tinh non trẻ phổ biến hơn đến 100 lần các mô hình trước đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mô phỏng lò phản ứng phục vụ khai khoáng trên Mặt trăng

Mô phỏng lò phản ứng phục vụ khai khoáng trên Mặt trăng

Rolls-Royce đang phát triển một lò phản ứng hạt nhân để cung cấp điện cho hoạt động khai khoáng trên Mặt Trăng và thậm chí sao Hỏa.

Đăng ngày: 21/09/2021
Cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen tham lam và ngôi sao thiếu may mắn

Cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen tham lam và ngôi sao thiếu may mắn

Các nhà thiên văn học tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) đã ghi nhận cuộc gặp chết chóc giữa một lỗ đen vũ trụ có khối lượng trung bình và một ngôi sao thiếu may mắn.

Đăng ngày: 21/09/2021

"Bóng ma" 10 tỉ năm trước vượt thời gian, sắp xuất hiện trên bầu trời Trái đất

Sự nghịch ngợm của cụm thiên hà MACS J0138 đã bẻ cong, nhân bản ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh cổ đại, khiến bóng ma của nó có cơ hội xuất hiện nhiều lần trên bầu trời Trái đất.

Đăng ngày: 20/09/2021
Tàu vũ trụ SpaceX chở toàn dân thường hạ cánh xuống Đại Tây Dương

Tàu vũ trụ SpaceX chở toàn dân thường hạ cánh xuống Đại Tây Dương

Tàu vũ trụ Crew Dragon của hãng SpaceX chở theo phi hành đoàn là người dân thường vừa hạ cánh xuống vùng biển gần Florida trên Đại Tây Dương, hoàn thành ba ngày bay trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 20/09/2021
Hiện tượng nuôi dưỡng sự sống Trái đất xuất hiện ở hành tinh khác?

Hiện tượng nuôi dưỡng sự sống Trái đất xuất hiện ở hành tinh khác?

Những hình ảnh có độ phân giải cao từ tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA đã cung cấp bằng chứng bất ngờ về hoạt động địa chất cổ xưa trên hành tinh đỏ hàng xóm của chúng ta.

Đăng ngày: 20/09/2021
Hành tinh cổ đại có thể khiến từ trường Trái Đất đảo ngược

Hành tinh cổ đại có thể khiến từ trường Trái Đất đảo ngược

Mảnh vỡ của hành tinh cổ đại Theia ở sâu trong lòng Trái Đất có thể làm từ trường đảo chiều trong thời gian dài.

Đăng ngày: 19/09/2021
Phi hành gia Trung Quốc làm gì trong 90 ngày trên vũ trụ?

Phi hành gia Trung Quốc làm gì trong 90 ngày trên vũ trụ?

Các phi hành gia hoàn thành hai chuyến đi bộ không gian, thực hiện nhiều thí nghiệm và rèn luyện thân thể thường xuyên trong ba tháng.

Đăng ngày: 19/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News