Không bao giờ lùi bước, trâu rừng thi triển "thiết đầu công" với đối thủ tê giác to gấp 3 lần

Cuộc chiến giữa hai loài động vật có thể hình gần như to lớn nhất ở châu Phi hứa hẹn sẽ là một trận đấu "long trời lở đất".

Tê giác và trâu rừng đều là những loài động vật ăn cỏ, tuy nhiên do thể hình to lớn cùng với tính khí thất thường của mình, chúng được xếp vào nhóm những con vật có thể hình khổng lồ và nguy hiểm bậc nhất ở châu Phi.

Hướng dẫn viên du lịch Wayne Howarth đã may mắn trở thành người chứng kiến cuộc chiến so cân hạng nặng giữa hai đối thủ xứng tầm tại Khu bảo tồn động vật Kariega, Nam Phi.

Không bao giờ lùi bước, trâu rừng thi triển thiết đầu công với đối thủ tê giác to gấp 3 lần
Cuộc chiến xảy ra vì gia đình nhà tê giác đã xâm phạm vào vùng lãnh thổ của bầy trâu.

Với thâm niên hơn 11 năm làm công việc gắn liền với tự nhiên hoang dã, anh Howarth đã trải qua không biết bao nhiêu kỷ niệm với các loài động vật từ to lớn như voi, hà mã, tê giác cho đến các loài thú săn mồi đỉnh cao như sư tử, báo, cá sấu..., tuy nhiên cuộc chiến giữa trâu rừng và tê giác thì chưa bao giờ.

Theo như lời kể của anh hướng dẫn viên, lúc đó khi đang di chuyển trong khu vực Kariega thì phát hiện ra một gia đình tê giác bao gồm bố, mẹ và một đứa con đang thong dong ăn cỏ. Sau khi ăn no, gia đình nhà tê giác di chuyển tìm chỗ nghỉ ngơi thì đi ngang qua khu vực một bầy trâu rừng đang nằm ở đó.

Với vị thế của mình trong tự nhiên, không có gì lạ khi cả 2 loài động vật này đều cực kỳ coi trọng lãnh thổ của mình. Nhiều cuộc quyết chiến giữa hai loài động vật to lớn này với những kẻ đen đủi xâm phạm đến lãnh thổ của chúng đã xảy ra.

Cũng giống như trong trường hợp này, một trong những con trâu rừng đực to lớn vì bảo vệ lãnh thổ của bầy đã tiến lại gần gần tê giác đực và con, điều này đã khiến con tê giác đực "cay mũi" và là nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho trận ác chiến.

Trong đoạn clip chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch về trọng lượng giữa tê giác và trâu rừng. Theo ước tính của anh Howarth, con tê giác đang ở độ tuổi sung mãn nhất, nặng khoảng 2,5 tấn trong khi đó con trâu rừng chỉ rơi vào khoảng 600kg. Có những thời điểm, con tê giác gần như thổi bay con trâu rừng bay khỏi mặt đất như một con nghé bé nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những cách biệt về sức mạnh, con trâu rừng vẫn tiếp tục lao đến, chiến đấu một cách sòng phẳng với đối thủ, khiến người xem phải thốt lên thán phục trước tinh thần không bao giờ chịu khuất phục của nó.

Dường như tinh thần quả cảm của con trâu đã phần nào khiến tê giác phải e dè. Nhất là trong bối cảnh các thành viên khác của đàn trâu bắt đầu tỏ thái độ khó chịu và áp sát gần với kẻ xâm phạm.

Rất may, cuộc tỷ thí đã kết thúc trong êm đẹp với việc không một đối thủ nào bị thương quá nặng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài sinh vật kỳ lạ có thể sống sót không cần oxy

Loài sinh vật kỳ lạ có thể sống sót không cần oxy

Điều gì cung cấp năng lượng cho loài sinh vật siêu nhỏ thay vì oxy vẫn còn là một bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được.

Đăng ngày: 06/12/2021
Dân làng phát hiện hang đất to gần ruộng bắp, chuyên gia đến cũng kinh ngạc khi đào lên

Dân làng phát hiện hang đất to gần ruộng bắp, chuyên gia đến cũng kinh ngạc khi đào lên

Tại một ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, một vị chuyên gia đã được dân làng mời đến khi họ phát hiện ra một cái hang rất to gần cánh đồng ngô.

Đăng ngày: 06/12/2021
Trâu rừng nổi cơn thịnh nộ, giết chết sư tử để trả thù

Trâu rừng nổi cơn thịnh nộ, giết chết sư tử để trả thù

Chỉ vì giết chết một con nghé con, con sư tử cái đã phải trả giá bằng cả mạng sống khi bị đàn trâu rừng châu Phi đánh hội đồng.

Đăng ngày: 06/12/2021
Báo đốm tưởng dễ dàng bắt nạt được rái cá thì bất ngờ bị

Báo đốm tưởng dễ dàng bắt nạt được rái cá thì bất ngờ bị "đánh úp"

Chỉ vì tham ăn mà kẻ săn mồi đáng sợ của tự nhiên suýt nữa phải trả giá đắt.

Đăng ngày: 06/12/2021
Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn

Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn

Cố nuốt chửng con linh dương cực lớn, trăn đá châu Phi đã phải nhận kết đắng khi bị sừng của con mồi đâm thủng họng.

Đăng ngày: 06/12/2021
Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Con trăn anaconda khổng lồ do nuốt con mồi quá lớn, bị mắc kẹt tại một nhánh sông ở tây nam Brazil đã được giải cứu.

Đăng ngày: 05/12/2021
Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Rắn không thể đào hang, nhưng đôi khi chúng có thể chui xuống lớp đất mềm, tơi xốp hoặc cát.

Đăng ngày: 05/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News