Không bao giờ nam - nữ bình đẳng trong hệ miễn dịch

Có những thứ nam nữ có thể bình đẳng, nhưng nếu nói về hệ miễn dịch thì... không bao giờ.

Bác sĩ Maya Saleh, Viện Y học thuốc ĐH McGill, Canada, chứng minh trong một công trình nghiên cứu của bà rằng phụ nữ có một hệ miễn dịch mạnh hơn nhiều so với nam giới. Thực vậy, việc sản xuất ra hocmon nữ estrogen có tác dụng rất tốt trong việc chống lại những vi trùng gây viêm nhiễm. Phát hiện của bà đã được đăng trên Bản tin của Viện Hàn lâm Khoa học Canada.

 Đặc biệt estrogen do người phụ nữ sản sinh ra dường như ngăn cản sự tạo thành một enzym là Caspase-12, có tác dụng ức chế quá trình viêm nhiễm. Sự có mặt estrogen do vậy rất có lợi đối với khả năng miễn dịch bẩm sinh, thể hiện ở tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại các vi trùng gây bệnh. “Điều này cho thấy phụ nữ có những đáp ứng chống viêm tốt hơn nam giới”, BS Saleh giải thích. 

(Ảnh minh họa: Fotolia)

Những nghiên cứu tiến hành trên chuột cho thấy thiếu gen Caspase-12 có nghĩa là chuột chống lại rất giỏi hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Nếu cấy vào cả chuột đực lẫn chuột cái gen Caspase-12 của người, thì chỉ chuột đực có khuynh hướng bị nhiễm trùng, chuột cái thì không. “Chúng tôi rất ngạc nhiên trước kết quả này, và chúng tôi cho rằng estrogen do chuột cái sinh ra đã vô hiệu hoá gen Caspase-12 của người cấy vào” - TS Saleh giải thích - “Chúng tôi cũng có thể xác định được vị trí mà những thụ quan estrogen kết hợp với gen này để vô hiệu hoá nó, chứng tỏ hocmon có tác dụng trực tiếp”.

Vì những thí nghiệm đều được tiến hành với nguyên liệu là gen người nên các nhà nghiên cứu coi như những kết quả đó có thể áp dụng cho người. Họ cho rằng hệ miễn dịch bẩm sinh của phụ nữ đã buộc phải tiến hoá hơn để bảo vệ chức năng sinh nở của họ. Điều thú vị là, không chỉ estrogen thiên nhiên mới chống được nhiễm trùng mà cả những estrogen tổng hợp như 17-beta estrafiol cũng có tác dụng đó.

Những phát hiện mới của nhóm nghiên cứu đã mở ra một cánh cửa dẫn đến các phương cách trị liệu mới nhằm tăng cường hơn nữa khả năng miễn dịch của nữ giới.

Chỉ còn lại một câu hỏi: Liệu nam giới có được “hưởng lợi” gì với cách chữa bệnh bằng hocmon đặc thù của phụ nữ là hocmon giới tính?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News