Không được tiêm phòng rubella khi đã mang thai
Nhiều phụ nữ có thai muốn phòng ngừa bệnh rubella bẩm sinh cho con bằng cách tiêm phòng. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Phạm Ngọc Đính khuyến cáo, điều này tuyệt đối không nên vì có thể gây nguy hiểm.
![]() |
Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng Rubella (Ảnh: abc.net) |
Khi đã có thai, cách phòng rubella tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với đám đông, nhất là khi đang có dịch; mang khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên bằng các dung dịch súc họng. Thai phụ cũng phải theo dõi và cảnh giác nếu có triệu chứng sốt nhiễm trùng phát ban.
Tiến sĩ Đính cũng giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bệnh rubella:
- Rubella thường gặp ở tuổi nào?
- Mọi độ tuổi đều có thể mắc rubella. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh có xu hướng tăng ở người lớn.
- Thời gian nào bệnh dễ xuất hiện nhất?
Trong số hơn 10.000 ca bệnh trong năm ngoái, có đến gần 60% xảy ra trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 7. Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm. Ở miền Bắc, rubella phát triển mạnh vào mùa đông xuân, nhưng trong năm nay bệnh lại tăng vào cuối xuân đầu hè. Cụ thể, 3 tháng gần đây số ca mắc được phát hiện tăng liên tiếp, riêng trong tháng tư là trên 1.000 ca.
- Rubella là bệnh lành tính hay ác tính?
- Cả hai. Nó lành tính đối với các bệnh nhân trẻ em và người lớn. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh sẽ khỏi mà không gây biến chứng gì. Tỷ lệ biến chứng của rubella thấp hơn nhiều so với sởi (1% so với 10%). Biến chứng có thể gặp là xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não màng não, viêm thận, tinh hoàn, khớp.
Nhưng đối với phụ nữ có thai, rubella lại là một bệnh cực kỳ ác tính vì nó rất dễ gây thai chết lưu, sẩy thai hoặc hội chứng rubella bẩm sinh cho trẻ (tỷ lệ 85% nếu thai phụ nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu). Những trẻ này thường bị chậm phát triển tâm thần và thể lực, dị tật bẩm sinh nở tim và mặt, mù, điếc, có vấn đề ở gan, lách, tủy xương.
- Người đã khỏi bệnh có thể làm lây virus rubella?
- Virus gây bệnh rubella có thể tồn tại kéo dài ở bệnh nhân. Trên 80% trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể thải virus qua dịch tiết hô hấp và nước tiểu trong nhiều tháng sau đẻ.
Rubella nằm trong nhóm bệnh có chỉ số lây truyền cao nhất. Hơn 80% số người người chưa được tiêm phòng có thể mắc rubella nếu tiếp xúc với người bệnh. Chính vì vậy, rubella dễ phát thành dịch ở các tập thể lớn. 65% số vụ dịch được thống kê trong năm 2005 xảy ra ở các tập thể học sinh hoặc công nhân khu chế xuất.
- Các dấu hiệu nhận biết rubella?
- Cần nghĩ đến rubella khi có 4 biểu hiện: sốt; có hồng ban dát sần (ban kết thành các mảng); sưng hạch vùng cổ, sau tai và dưới chẩm; đau cơ khớp.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
