Không nên lấy ráy tai

Chất vàng dính nhớp nằm sâu trong tai bạn không có gì xấu xa mà phải vứt bỏ. Hãy cứ để nó nguyên ở đó, các bác sĩ Mỹ khuyến cáo.

"Thực tế, ráy tai có vai trò và bạn không cần phải lấy nó ra, cứ để nguyên nó ở đó", Peter Roland, một bác sĩ về tai, mũi họng ở Trung tâm Y khoa Southwestern, Đại học Texas ở Dallas, cho biết.

Không nên lấy tăm bông ngoáy tai. Ảnh: LiveScience.

Roland đứng đầu nhóm các bác sĩ đưa ra khuyến cáo mới về ráy tai, được Viện khoa học Tai Họng Mỹ công bố. Khuyến cáo có hai mục đích: để xác định trường hợp nào cần lấy ráy tai, và giúp các bác sĩ hiểu khi nào thì phương pháp lấy ráy tai có hiệu quả. 

Rất nhiều người tìm đến bác sĩ khi ráy tai quá nhiều hoặc bị nẹn chặt. Họ cho rằng ráy tai nẹn chặt có thể gây đau, ngứa, tức, có mùi hôi, chảy mủ tai và trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm điếc.

Thực ra, ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch, với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ, các bác sĩ cho biết.

Đó là lý do vì sao các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra chất nước, trộn lẫn với một chút tóc và da chết tạo thành ráy tai. Phần ráy tai thừa thường di chuyển chậm chạp ra khỏi kênh tai, với sự hỗ trợ của động tác nhai và các cử động hàm khác, mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai.

Khi quá trình di chuyển tự nhiên của ráy tai bị rối loạn, hoặc khi người ta dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần của kênh tai.

Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo bạn nên để cái tai được yên, trừ phi có những triệu chứng cho thấy ráy đã chất đầy trong tai. Và nếu phải ngoáy tai ở nhà, bạn nên dùng các dịch lỏng hỗ trợ (dịch sẽ làm lỏng ráy tai và nó dễ trôi ra ngoài hơn).
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News