Khu rừng kỳ lạ "mọc" hàng nghìn trụ đá cách đây 500 triệu năm

"Rừng" đá Lena là một trong những khu vực vô cùng kỳ lạ ở Nga khi có hàng nghìn cột đá thẳng đứng cao từ 150 - 300m hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.

"Rừng" đá Lena là tên được đặt cho một khu vực toàn những cột đá tự nhiên mọc quanh bờ sông Lena ở vùng viễn đông Siberia, Nga. Các cột đá cao từ 150 - 300m hình thành cách đây hàng trăm triệu năm và trải dài trên chiều dài khoảng 80km quanh bờ sông. Mật độ cột đá dày đặc nhất ở giữa các làng Petrovskoye và Tit-Ary. Công viên tự nhiên Lena Pillars đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 2012.


"Rừng đá" Lena nổi tiếng nước Nga.

Những cột đá kỳ lạ này được hình thành trong kỷ Cambri cách đây khoảng 500 triệu năm và được tạo thành từ các lớp đá vôi, đá marlstone, đá dolomit và đá phiến xen kẽ nhau.

Hàng trăm triệu năm trôi qua, dưới tác động của quá trình kiến tạo, thềm lục địa Siberia từ từ cao lên 200 m dẫn đến một vết rạch sâu của thung lũng sông Lena. Khí hậu khắc nghiệt của khu vực và độ ẩm từ sông tạo ra sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt, từ 40⁰C vào mùa hè đến -60⁰C vào mùa đông. Các vết đứt gãy và thung lũng phát sinh cùng với quá trình phong hóa ăn mòn đã tạo ra các trụ đá kỳ dị và đa dạng như vậy bao gồm đá cacbonat.


Cận cảnh những trụ đá kỳ lạ ở rừng đá Lena

Thời xa xưa, nơi này được coi là khu vực linh thiêng. Người dân bình thường không được phép đến gần trụ đá, nếu không có thể bị sự trừng phạt của Chúa trời. Ghé thăm nơi linh thiêng chỉ có những người lớn tuổi và pháp sư. Những người có quyền nói chuyện với các linh hồn của tảng đá.

Lena Pillars đã mê hoặc du khách từ thế kỷ 17. Tuy nhiên đường đến đây không hề dễ dàng. Công viên tự nhiên Lena Pillars nằm cách Yakutsk, một thành phố cảng khoảng 120km. Từ đây đáp chuyến bay tới Moscow mất khoảng 7 giờ.

Khi bạn đến Yakutsk, bạn có thể chiêm ngưỡng kiệt tác thiên nhiên đặc biệt này dựa vào nhiều chuyến du ngoạn được tổ chức dọc theo dòng sông. Tất cả các thuyền du lịch đều rất thoải mái nhưng bạn cũng có thể chọn đến bằng trực thăng, một lựa chọn hơi "đắt tiền" nhưng rất nhanh.


Nhiều hóa thạch của các sinh vật cổ đại được tìm thấy ở đây.

Lena Pillars chứa đựng những bằng chứng nổi bật về sự phát triển của trái đất. Nhiều hóa thạch của các sinh vật cổ đại được tìm thấy ở đây là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử. Trong khu vực công viên tự nhiên Lena Pillars, người ta đã tìm thấy hóa thạch của voi ma mút, bò rừng, ngựa Lena, tuần lộc...

Khu vực này hiện cũng là nơi sinh sống của các loài động vật như gấu, sóc, nai sừng tấm và hơn 100 loài chim, 31 loài cá. 21 loài thực vật cực kỳ quý hiếm cũng phát triển ở đây.

Lena Pillars là khu vực du lịch nổi tiếng nhất của Yakutia, thành phố lạnh nhất thế giới. Chính quyền địa phương hiện giám sát kỹ lưỡng việc bảo vệ khu di tích này để phát triển du lịch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News