Khu vực nào ở Việt Nam có thể xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ?

Bắc Bộ không thể quan sát được nguyệt thực vì có mưa, riêng Nam Bộ là khu vực lý tưởng để chiêm ngưỡng.

Rạng sáng 28/7, người Việt có cơ hội quan sát nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13.

Tuy nhiên, không phải vùng nào trên cả nước cũng thuận lợi để theo dõi hiện tượng trên. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng mưa to vào đêm 27 và ngày 28/7, nên người yêu thiên văn không thể chứng kiến nguyệt thực từ 0h đến 6h30.

Khu vực nào ở Việt Nam có thể xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ?
Nguyệt thực được quan sát tại Biên Hòa, Đồng Nai tối 31/1/2018. (Ảnh: Đỗ Thành An/VACA).

Điều kiện ít mây, không mưa chỉ có ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Nam Bộ. Đây sẽ là khu vực lý tưởng để xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ.

Chuyên gia thiên văn khuyên, người xem có thể dùng mắt thường để quan sát nguyệt thực, nhưng nếu có thêm thiết bị như ống nhòm, kính thiên văn hoặc máy ảnh sẽ trở nên thú vị hơn.

Đây là nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra trong năm, lần trước là ngày 31/1. Sau sự kiện này, đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 người yêu thiên văn mới được chứng kiến tiếp.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vị trí thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời nên bị che khuất bởi bóng của Trái Đất. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối thì có nguyệt thực một phần. Khi Mặt Trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối thì có nguyệt thực toàn phần.

Lịch trình chi tiết của hiện tượng nguyệt thực rạng sáng 28/7

  • 00h14: Bắt đầu pha nửa tối
  • 01h24: Bắt đầu pha một phần
  • 02h30: Bắt đầu pha toàn phần
  • 03h21: Nguyệt thực cực đại
  • 04h13: Kết thúc pha toàn phần
  • 05h19: Kết thúc pha một phần
  • 06h28: Kết thúc pha nửa tối

Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tháng 7

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Rạng sáng 28/7: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Rạng sáng 28/7: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Cuối tháng 7/2018, người yêu thích quan sát bầu trời sẽ có thể quan sát nguyệt thực toàn phần. Đặc biệt hơn, đây sẽ là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Đăng ngày: 24/07/2018
Hình ảnh siêu sắc nét chụp sao Hải Vương từ Trái đất

Hình ảnh siêu sắc nét chụp sao Hải Vương từ Trái đất

Kính thiên văn Rất lớn (VLT) của Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO) vừa thu nhận được những tia sáng đầu tiên sau khi kích hoạt chế độ quang học thích ứng mới.

Đăng ngày: 24/07/2018
NASA tìm thấy

NASA tìm thấy "một Trái đất ngoài hành tinh"

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology của nhóm khoa học gia Mỹ thuộc nhiều đơn vị, sử dụng dữ liệu mà tàu vũ trụ nghiên cứu Sao Thổ Cassini.

Đăng ngày: 24/07/2018
Cỗ xe 2.700 tấn hộ tống tên lửa lớn nhất hành tinh của NASA

Cỗ xe 2.700 tấn hộ tống tên lửa lớn nhất hành tinh của NASA

Cỗ xe bánh xích hơn 50 năm tuổi được tân trang và gia cố để vận chuyển tên lửa SLS của NASA qua quãng đường 7km tới bệ phóng.

Đăng ngày: 23/07/2018
NASA tiết lộ về thời điểm có cuộc di dân đầu tiên định cư trên Mặt trăng

NASA tiết lộ về thời điểm có cuộc di dân đầu tiên định cư trên Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA dự định trong tám năm tới sẽ tạo lập Trạm trên Mặt trăng, nơi các phi hành gia sẽ luôn luôn thường trú.

Đăng ngày: 23/07/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News