Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần

Người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có hơn 5 giờ đồng hồ để quan sát nguyệt thực toàn phần vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/7. Phải chờ đến 3 năm nữa, Việt Nam mới có thể quan sát lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra đêm 27/7 là một trong 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong năm nay và là một trong những sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất 2018. Lần trước đó, xảy ra vào đêm 31/1/2018 trong một sự kiện thiên văn rất hiếm gặp: trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần cùng xảy ra.

Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần
Việt Nam sẽ có hơn 5 giờ đồng hồ để quan sát nguyệt thực toàn phần vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/7.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi đó, nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sẫm, nên hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi “trăng máu”.

Lần nguyệt thực này, có thể quan sát từ một khu vực rộng lớn gồm châu Âu, Châu Phi, Ấn Độ Dương, một phần châu Á và châu Úc. Việt Nam có thể quan sát được phần lớn sự kiện.

Tính theo giờ Việt Nam, nguyệt thực bắt đầu từ lúc 00:14 phút, kết thúc vào 6:28 phút đêm 27 rạng sáng ngày 28/7. Nguyệt thực nửa tối (bóng nửa tối của Trái Đất bắt đầu che khuất bề mặt Mặt Trăng) bắt đầu 00h14 phút, đến 1h14 phút, nguyệt thực một phần (Mặt Trăng bắt đầu bị che khuất và có màu đỏ) bắt đầu. Đến 2h30 phút, nguyệt thực toàn phần (Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ máu) bắt đầu và đạt cực đại lúc 3h12 phút. Đến 4h13 phút nguyệt thực toàn phần kết thúc sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào 6h28 sáng 28/7. Tại Việt Nam, khoảng 5h35 phút Mặt Trăng lặn. Như vậy, chúng ta có thể quan sát gần như trọn vẹn sự kiện nguyệt thực toàn phần lần này.

So với nhật thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần dễ bắt gặp hơn. Tuy nhiên, cũng phải chờ gần 3 năm nữa, vào tháng 5/2021, người yêu thiên văn Việt Nam mới có thể quan sát lại hiện tượng này.

Không giống như nhật thực (chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn chuyên dụng hoặc quan sát gián tiếp), nguyệt thực có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Địa điểm quan sát lý tưởng là những nơi yên tĩnh, thoáng mát, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

Lưu ý, xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Thiên thạch vận tốc hơn 140.000km/h lao qua bầu trời

Thiên thạch vận tốc hơn 140.000km/h lao qua bầu trời

Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS) nhận được hơn 270 báo cáo về việc nhìn thấy cầu lửa lao qua bầu trời từ phía tây bắc sang đông nam tối hôm 8/7, Daily Herald đưa tin.

Đăng ngày: 11/07/2018
Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Nằm cách 7.500 năm ánh sáng từ Trái đất, hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời, kéo dài 225 triệu km (140 triệu dặm).

Đăng ngày: 10/07/2018
Mất bao lâu để đi xuyên Ngân Hà rộng lớn với tốc độ ánh sáng?

Mất bao lâu để đi xuyên Ngân Hà rộng lớn với tốc độ ánh sáng?

Ngân Hà, thiên hà chứa chúng ta và Hệ Mặt Trời, là một nơi rộng lớn. Nó lớn đến nỗi chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ thoát ra khỏi được nó. Vậy nếu có cơ hội, ta sẽ đi trong bao lâu?

Đăng ngày: 10/07/2018
Tàu vũ trụ chở hàng của Nga liên tục phá kỷ lục giờ bay

Tàu vũ trụ chở hàng của Nga liên tục phá kỷ lục giờ bay

Tàu chở hàng Progress 70 (Tiến bộ 70) đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan lúc 21:51 giờ GMT và kết nối với ISS sau 3 giờ 48 phút bay.

Đăng ngày: 10/07/2018
Trái đất đang ở xa Mặt trời nhất, nhưng tại sao lại nóng đến như vậy?

Trái đất đang ở xa Mặt trời nhất, nhưng tại sao lại nóng đến như vậy?

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao đến mức kỷ lục đang diễn ra trong tuần qua trên thế giới, ở các thành phố Bắc Mỹ như Denver, Colorado; Burlington, Vermont; và Montreal, Quebec.

Đăng ngày: 10/07/2018
Khám phá cụm thiên hà kỳ thú ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way

Khám phá cụm thiên hà kỳ thú ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way

Phát hiện này có thể giúp tiết lộ những lỗ đen siêu lớn có thể tồn tại như thế nào, nó ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của các cụm thiên hà, các nhà nghiên cứu cho biết.

Đăng ngày: 10/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News