Kịch bản đường đi của áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão

Sáng nay (12/10), Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tại tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, lúc 7h sáng nay, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Đông Bắc với sức gió mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.


Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

"Gần như chắc chắn áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão vào trong ngày hôm nay, sớm nhất là trưa hoặc chiều nay sẽ mạnh lên thành bão. Hướng di chuyển chủ yếu Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km”, ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, hiện nay không khí lạnh vẫn tồn tại nên dự báo diễn biến cơn bão sẽ rất phức tạp.

Các dự báo có hai kịch bản được đưa ra, kịch bản lớn hơn là bão sẽ đi hướng Tây Tây Bắc qua đảo Hải Nam, xuống vịnh Bắc Bộ thì khi đó diễn biến về cường độ và hướng di chuyển rất khó lường.

Khả năng thứ hai bão sẽ đi thấp hơn nếu như không khí lạnh được bổ sung mạnh hơn, khi đó bão sẽ đi phía nam đảo Hải Nam, rồi đi vào vịnh Bắc Bộ.

“Cả hai kịch bản đều gây mưa ở Trung Bộ”, ông Lâm nhận định.

Ông Lâm cho hay, với kịch bản như Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn dự báo, trong 2-3 ngày tới ở Trung Bộ vẫn có mưa. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khoảng từ 150-300mm, có nơi trên 350mm, các tỉnh/thành Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng khoảng từ 80-150mm, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng từ 50-100mm.

Khi bão gần bờ thì mưa sẽ tập trung ở Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trung Bộ có thể mưa lớn trở lại vào ngày 15 hoặc 16/10.

Ông Lâm cũng lưu ý, hiện nay phía nam Philippines có vùng thấp đang phát triển, khoảng ngày 15/10 sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông. Diễn biến cơn bão này sẽ phụ thuộc vào không khí lạnh và diễn biến cơn áp thấp nhiệt đới hiện tại.

Mưa lũ làm 18 người chết, 14 người mất tích

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, đến sáng nay, mưa lũ đã làm 18 người chết, 14 người đang mất tích, 109.034 nhà bị ngập.

Riêng sự cố tàu thuyền, có 17 tàu/106 người bị nạn, trong đó 11 tàu bị chìm, 6 tàu bị sự cố, đã cứu hộ an toàn được 99 người, 3 người bị chết, 4 người mất tích. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai tìm kiếm người bị mất tích.

Đến hết ngày 11/10, còn 176 xã, phường/94.277 hộ bị ngập sâu từ 0,3m đến 1,8m, cá biệt có nơi ngập sâu đến 3m. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49A, 49B (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 15 (Quảng Bình).

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho hay, mưa lũ chưa qua, chúng ta đối mặt với 2 cơn bão số 7 và số 8. Hiện nay mưa lũ ở Trung Bộ gây thiệt hại không nhỏ và chưa khắc phục được hết.


Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài.

Ông Hoài lưu ý, thiên tai đợt vừa qua rất lớn, tác động vượt quá khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng của chúng ta.

“Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nhiều nơi còn thiếu kĩ năng, còn chủ quan, chỉ đạo còn trên giấy tờ, chưa chỉ đạo thực tế ở hiện trường”, ông Hoài cho hay.

Theo ông Hoài, cơn bão tới đây sẽ phức tạp hơn bão số 6 rất nhiều khi tương tác khi đi qua đảo Hải Nam và các hình thái thời tiết khác. Thiệt hại trên biển trong thời gian qua là không nhỏ, cần tiếp tục thông tin hướng dẫn kiểm đếm tàu thuyền.

Ông cũng yêu cầu các hồ chứa ở khu vực miền Trung đang xả lũ theo quy định liên hồ chứa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News