Biển Đông lại xuất hiện vùng áp thấp gây mưa rất lớn

Vùng áp thấp đang hoạt động trên biển Đông được dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Bộ những ngày tới.

Trưa 9/10, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết một vùng áp thấp đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông, cách đảo Song Tử Tây 400km về phía đông bắc.

Trong 24 giờ tới, vùng áp thấp đi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 10km/h và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 10/10, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử tây khoảng 250km về phía bắc đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 9.

Những giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển Đông được xác định từ vĩ tuyến 12 đến 16 độ vĩ bắc, từ 114 đến 118 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Cơ quan khí tượng cảnh báo áp thấp nhiệt đới sẽ tăng tốc và có khả năng mạnh lên trong những ngày tới.

Biển Đông lại xuất hiện vùng áp thấp gây mưa rất lớn
Dự báo đường đi của vùng áp thấp trên Biển Đông và các điểm đang xảy ra mưa lớn ở miền Trung. (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai).

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông ngày 10-11/10 khiến mưa lớn ở miền Trung diễn biến cực đoan.

Đợt mưa thứ 2 xuất hiện, nối liền với đợt mưa lớn trước đó, tiếp tục gây ra đợt lũ lớn trên các sông.

Ông Khiêm đưa ra dự báo các tỉnh Trung Bộ có thể mưa lớn liên tục 10 ngày do tác động của các hình thái cực đoan trên biển. Tổng lượng mưa trong cả đợt từ 7/10 đến 15/10 phổ biến 500-1.000 mm, có nơi lên đến 1.000-1.500 mm.

Chuyên gia cảnh báo đây là một đợt mưa rất lớn của năm nay tại miền Trung, các địa phương cần lưu ý và tiếp tục lên phương án ứng phó với tình hình thời tiết cực đoan những ngày tới.

Trước đó, ngày 8/10, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ ghi nhận lượng mưa lớn chưa từng có tại tỉnh Quảng Trị. Chỉ trong 2 ngày, mưa lớn liên tục trút xuống huyện Hướng Hóa với tổng lượng 1.050 mm.

Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế cũng ghi nhận lượng mưa đặc biệt lớn, phổ biến 500-700 mm, nhiều nơi mưa đến 900 mm. Lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt đã xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân các tỉnh Trung Bộ.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lửa Thánh" hiếm gặp nhìn từ máy bay quân sự

Phi đoàn 99 của Không quân Hoàng gia (RAF) chia sẻ video ghi hình hiện tượng "Lửa Thánh Elmo" bên ngoài cửa sổ một máy bay quân sự hôm 5/10.

Đăng ngày: 09/10/2020
Trái đất nóng lên hay đang bước vào Kỷ Băng hà mới?

Trái đất nóng lên hay đang bước vào Kỷ Băng hà mới?

Hiện tượng ấm lên toàn cầu cùng hệ lụy băng ở 2 cực tan ra và nước biển dâng là điều được các nhà khoa học ghi nhận trong thời gian gần đây.

Đăng ngày: 09/10/2020
Chiều nay áp thấp nhiệt đới đổ bộ, gây mưa rất to ở miền Trung

Chiều nay áp thấp nhiệt đới đổ bộ, gây mưa rất to ở miền Trung

Dự báo đầu giờ chiều nay 7-10, áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa, gây mưa to đến rất to ở các tỉnh miền Trung.

Đăng ngày: 07/10/2020
Bờ biển Chile ô nhiễm, chim cốc dùng rác thải nhựa làm tổ

Bờ biển Chile ô nhiễm, chim cốc dùng rác thải nhựa làm tổ

Một nghiên cứu mới được công bố, kết hợp với hình ảnh các tổ chim ở bờ biển Chile, đã cung cấp góc nhìn đáng suy ngẫm về hệ quả của rác thải nhựa đối với hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 06/10/2020
5 thứ tuyệt vời có thể tạo ra từ rác thải nhựa mà con người hàng ngày thải ra

5 thứ tuyệt vời có thể tạo ra từ rác thải nhựa mà con người hàng ngày thải ra

Tưởng chừng là thứ bỏ đi và không còn tác dụng gì nhưng rác thải nhựa hoàn toàn có thể ứng dụng để chế tạo một số thứ như trong bài viết này.

Đăng ngày: 05/10/2020
Suốt 3 triệu năm nay, Bắc Cực chưa khi nào nóng như hiện tại

Suốt 3 triệu năm nay, Bắc Cực chưa khi nào nóng như hiện tại

Mọi chuyện vẫn chưa quá muộn, ta vẫn có thể "chữa cháy" cho tổ ấm chung của nhân loại.

Đăng ngày: 04/10/2020
Sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được, giúp giảm rác thải nhựa

Sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được, giúp giảm rác thải nhựa

Công ty khởi nghiệp Munch Bowls ở Nam Phi đã sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được.

Đăng ngày: 03/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News