"Lửa Thánh" hiếm gặp nhìn từ máy bay quân sự
Phi đoàn 99 của Không quân Hoàng gia (RAF) chia sẻ video ghi hình hiện tượng "Lửa Thánh Elmo" bên ngoài cửa sổ một máy bay quân sự hôm 5/10.
RAF cho biết phi hành đoàn C-17 bắt gặp Lửa Thánh Elmo trong lúc bay qua Đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ) vào ban đêm. Video do RAF đăng trên Twitter cho thấy những tia sáng lóe lên như hình chiếc nĩa giữa màn đêm đen kịt. "Hiện tượng thời tiết Lửa Thánh Elmo không nguy hiểm, nhưng nó thường có nghĩa là bạn đang bị vây quanh bởi những cơn bão", RAF chia sẻ.
Hiện tượng Lửa Thánh Elmo thường dễ thấy từ rìa cánh quạt máy bay và dọc phần đầu cánh.
ITCZ là vùng bao quanh Trái Đất gần xích đạo, nơi những cơn gió mậu dịch của Bắc bán cầu và Nam bán cầu gặp nhau. Theo Encyclopedia Britannica, hiện tượng Lửa Thánh Elmo thường dễ thấy từ rìa cánh quạt máy bay và dọc phần đầu cánh, kính chắn gió hoặc mũi máy bay khi bay trong tuyết khô, qua tinh thể băng hoặc gần cơn giông bão. Khi có điện trường mạnh trong không khí, nó thường đi kèm với "tiếng nứt vỡ hoặc tiếng rít".
Lửa Thánh Elmo thường xuất hiện trong cơn giông bão khi mặt đất bên dưới tích điện, đồng thời giữa đám mây giông và mặt đất có điện thế cao, theo Scientific American. Điện thế phân tách các phân tử khí và khí gas bắt đầu sáng rực lên. Người đi tàu có thể trải qua hiện tượng này trước khi sét đánh do tàu biển thường là vật thể cao nhất giữa không gian rộng lớn và dễ thu hút sét.
Lửa Thánh Elmo lóe lên giữa bầu trời đêm. (Video: RAF).

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
