Kính Hubble chụp ảnh thiên hà vô định hình

Một thiên hà với hình dạng không ổn định, cách Trái đất 110 triệu năm ánh sáng vừa được ghi nhận bởi kính viễn vọng Hubble.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chia sẻ hình ảnh mới từ kính viễn vọng Hubble, chụp một thiên hà với nhánh xoắn ốc không nguyên vẹn, chứa những ngôi sao đang hình thành.

Kính Hubble chụp ảnh thiên hà vô định hình
Thiên hà NGC 5486 chụp bởi kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: NASA).

Có tên NGC 5486, thiên hà cách Trái đất khoảng 110 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).

Theo Space, thiên hà được phân loại vô định hình (irregular galaxy) do hình dạng và cấu trúc không ổn định, có thể bị biến dạng bởi lực hấp dẫn của thiên hà láng giềng.

Kính viễn vọng Hubble đã ghi nhận góc nhìn mới của NGC 5486 với những nhánh xoắn ốc lộn xộn, không rõ ràng bao quanh phần lõi sáng. Một số thiên hà mờ, xa xôi cũng được nhìn thấy trong ảnh.

Đĩa mỏng của thiên hà nổi bật với những dải sáng hồng, là nơi hình thành sao mới. Bao quanh chúng là luồng sáng khuếch tán từ lõi thiên hà.

NGC 5486 nằm gần Thiên hà Chong chóng (Pinwheel Galaxy) với tên chính thức là NGC 5457, cách Trái đất khoảng 21 triệu năm ánh sáng.

NGC 5457 nằm trong chòm sao Đại Hùng, là một trong những thiên hà gần hành tinh của chúng ta nhất. Kích thước của thiên hà này lớn gấp đôi Dải Ngân hà, chứa hơn một nghìn tỷ ngôi sao với nhánh xoắn ốc rõ ràng.

Kính Hubble chụp ảnh thiên hà vô định hình
Hình ảnh Thiên hà Chong chóng được chụp năm 2006. (Ảnh: NASA).

Thiên hà Chong chóng từng được Hubble chụp lại vào năm 2006. Thời điểm đó, đây là bức ảnh lớn và chi tiết nhất về thiên hà xoắn ốc do kính viễn vọng không gian ghi nhận.

Bức ảnh mới nhất của NGC 5486 thuộc dự án khám phá các mảnh vỡ để lại bởi siêu tân tinh loại 2 - vụ nổ đánh dấu sự kết thúc vòng đời của ngôi sao lớn.

Theo đại diện NASA, NGC 5486 chứng kiến siêu tân tinh vào năm 2004. Do đó, các nhà thiên văn học đã sử dụng Camera Khảo sát Nâng cao (Advanced Camera for Surveys - ACS) trên Hubble để theo dõi hậu quả vụ nổ, giúp tìm hiểu rõ hơn về tính chất của các sự kiện này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra

Tìm ra "thế giới người khổng lồ" 13 tỉ năm tuổi

Theo tờ Space, ngày nay những " người khổng lồ" vĩ đại nhất trong thế giới các vì sao cũng chỉ nặng gấp chục lần Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 26/03/2023
Những thiên thạch khổng lồ va vào Trái đất thường xuyên hơn

Những thiên thạch khổng lồ va vào Trái đất thường xuyên hơn

Một nghiên cứu mới tuyên bố rằng, những thiên thạch khổng lồ va vào Trái đất thường xuyên hơn nhiều so với ước tính.

Đăng ngày: 25/03/2023
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các " hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 25/03/2023
Nghiên cứu mới về vụ nổ lớn thứ hai sau Big Bang

Nghiên cứu mới về vụ nổ lớn thứ hai sau Big Bang

Một nghiên cứu mới cho thấy trong vòng một tháng sau Vụ nổ lớn (Big Bang), một vụ nổ thứ hai có thể đã mang lại cho vũ trụ vật chất tối vô hình.

Đăng ngày: 24/03/2023
NASA điều tra

NASA điều tra "dấu hiệu Trái đất sắp đảo ngược" ở Đại Tây Dương

Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) là một " vết lõm" bí ẩn có thể làm hại vệ tinh và tàu vũ trụ, khiến các nhà khoa học tranh cãi quanh giả thuyết về sự đảo ngược cực từ của Trái Đất.

Đăng ngày: 24/03/2023
Thiên hà tự biến đổi sang hình thái siêu hiếm

Thiên hà tự biến đổi sang hình thái siêu hiếm

Chỉ có khoảng vài trăm thiên hà với các tia vô tuyến dài hơn 2,2 triệu năm ánh sáng. Những thiên hà vô tuyến khổng lồ được xem là của hiếm trong vũ trụ.

Đăng ngày: 24/03/2023
Kính viễn vọng trên khắp thế giới theo dõi mảnh vỡ từ vụ va chạm tàu vũ trụ với tiểu hành tinh

Kính viễn vọng trên khắp thế giới theo dõi mảnh vỡ từ vụ va chạm tàu vũ trụ với tiểu hành tinh

Các kính viễn vọng trên khắp thế giới đang quan sát thời điểm tàu vũ trụ của NASA cố tình đâm một tiểu hành tinh vào tháng 9/2022.

Đăng ngày: 24/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News