Kinh ngạc con sông có màu nước hồng rực ở Peru

Tại Cusco, Peru có con sông nước màu hồng đỏ một cách đáng kinh ngạc. Đặc biệt, màu nước này chỉ có trong mùa mưa.

Sông Hồng tuyệt đẹp ở Peru có tên địa phương là Palquella Pucamayu. Sông Hồng được hình thành do mưa từ núi cầu vồng Palcoyo nổi tiếng gần đó. Màu hồng đỏ của nước sông được tạo ra do các mỏ khoáng chất có trong các lớp đất sét khác nhau được hình thành do xói mòn đất. Dòng sông có màu đỏ hồng đặc biệt vì sự hiện diện của oxit sắt từ vùng màu đỏ của các ngọn núi.

Bởi vì nó là kết quả của mưa, con sông màu đỏ hoặc hồng đậm ở Cusco thường chỉ có thể nhìn thấy trong những tháng mùa mưa của Peru. Trong thời gian còn lại của năm, mực nước của sông thấp hơn nhiều và màu của nó là màu nâu đục.


Ngắm sông Hồng ở Peru.

Con sông Hồng dài khoảng 5 km trước khi hòa vào một số dòng suối và sông nhỏ trong khu vực khác, lúc này, màu hồng sẽ nhạt đi và mất đi màu sắc độc đáo. Nhiều nhánh sông nhỏ này cuối cùng đổ vào sông Vilcamayo chảy qua thung lũng thiêng của Cusco và băng qua thành cổ Machu Picchu nổi tiếng. Xa hơn về phía hạ lưu, con sông này được gọi là sông Urubamba trước khi đi qua hẻm núi Pongo de Mainique và cuối cùng đổ vào sông Amazon hùng vĩ.


Sông Hồng ở Peru.

Màu nước sông Hồng càng nổi bật khi chảy qua những ngọn đồi xanh màu ngọc bích. Dòng sông nằm cách thành phố Cusco khoảng 3 giờ lái xe, nó bắt nguồn từ thung lũng núi cầu vồng Palcoyo. Khi khách du lịch đến núi cầu vồng Palcoyo, họ có thể dừng chân ngắm nhìn sông Hồng. Thời điểm từ tháng 12 đến tháng 4 là lúc nước sông màu đẹp nhất. Một trong những thời điểm tốt nhất để đến ngắm con sông là vào tháng 4, khi những cơn mưa bắt đầu tan nhưng mực nước sông vẫn còn cao.

Đây vẫn là một khu vực chưa thực sự nổi tiếng đối với khách du lịch tới Peru nên cảnh quan nơi này còn hoang sơ và bình yên. Du khách tới đây nên mang quần áo ấm, mũ, khăn quàng cổ và găng tay. Mặc dù con đường mòn qua Palcoyo không khó như con đường dẫn đến Vinicunca, nhưng nó vẫn có thể lầy lội nên du khách cũng nên mang ủng đi bộ đường dài.

Cusco, nơi có con sông Hồng là một thành phố ở đông nam Peru gần thung lũng Urubamba của dãy núi Andes. Đây là thành phố đông dân thứ bảy ở Peru và nằm ở độ cao khoảng 3.400m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News