Kinh nghiệm ăn vải không bị ngộ độc, không bị nóng

Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn tránh ăn vải vì sợ nóng mà không hay biết trong loại quả này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp đến vậy. Thực tế thì bạn chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn vải sẽ giúp không bị nóng trong, hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn, giúp duy trì sắc vóc hoàn hảo hơn...

Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc.

Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.


Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa.

Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Không nên ăn quá nhiều vải một lúc

Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

Cách xử lý khi bị ngộ độc vải

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insullin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Những người không nên ăn vải


Người bị nóng trong nếu ăn nhiều vải sẽ càng sinh thêm nhiệt, gây cảm giác nóng nực...

  • Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến đường trong máu cao, từ đó gây ảnh hưởng đến việc chuyển hóa glucose. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn vải vì chúng rất dễ khiến đường trong máu không ổn định, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Vải thiều là hoa quả có tính nóng. Những người bị nóng trong nếu ăn nhiều vải sẽ càng sinh thêm nhiệt, gây cảm giác nóng nực, nổi mụn, nhiệt miệng, nổi ban đỏ. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…
  • Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng cần hạn chế mức tối đa việc ăn vải. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa hoàn thiện trong khi đó vải lại chứa rất nhiều đường. Nếu cho trẻ nhỏ ăn nhiều vải sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa đường, gây nóng trong và xuất hiện rôm sảy. Lượng đường cao trong quả vải khi đưa vào cơ thể trẻ em còn rất dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra bệnh ở trẻ.
  • Phụ nữ mang thai có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn 100-200 gram vì nếu ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt, khó sinh, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng.
  • Không nên ăn vải khi bụng rỗng: Vải có chứa nhiều đường, ăn vải khi bụng rỗng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày, đầy hơi.
  • Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.
  • Người dị ứng với vải: Có nhiều người sinh ra đã bị dị ứng với một số loại trái cây, trong đó có nhóm người bị dị ứng với vải. Tốt nhất nhóm người này không nên ăn vải, để tránh mang lại phiền phức cho bản thân.

Ngoài ra, không chỉ những nhóm người trên nên hạn chế, không ăn vải mà người bình thường cũng nên ăn có kiểm soát. Mỗi ngày nên chỉ ăn tầm 200g vải tương đương với 11 – 12 quả vải nhỏ vừa, hoặc 8 – 9 quả đối với loại quả vải to.

13 lợi ích tuyệt vời của quả vải đối với sức khỏe và sắc đẹp

Các biến thể của virus gây đại dịch cúm ngày càng nguy hiểm

Bức ảnh ghi lại vụ nổ nhỏ trong cơn bão lớn ở Mỹ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News