Kinh nguyệt: những điều mọi phụ nữ cần biết

Từ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh, kinh nguyệt là một phần trong cuộc đời người phụ nữ. Vì sao có máu kinh? Tại sao đau bụng kinh?... Hiện tượng tự nhiên này mọi phụ nữ đều nên biết.

Mỗi lần hành kinh mất bao nhiêu máu?

Kinh nguyệt: những điều mọi phụ nữ cần biết

(Ảnh: Cookiepots)

Máu kinh từ tử cung chảy ra, do bong lớp nội mạc, lượng máu kinh khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml.

Vì sao có máu kinh? Máu chảy ra từ nội mạc tử cung hay nói chính xác hơn là do sự bong lớp nông và có chu kỳ của nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Mỗi chu kỳ kinh có thể có 4 giai đọan rệt. Giai đọan đầu gọi là giai đoạn nang noãn. Trong giai đoạn này hormon estrogen được tiết ra với số lượng tăng dần; những hormon này làm cho lớp nội mạc tử cung dầy lên và số lượng các mạch máu cũng tăng lên. Cũng trong thời gian này, một noãn phát triển ở buồng trứng, đạt đến mức trưởng thành và được phóng ra. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng noãn; noãn di chuyển trong vòi trứng (còn gọi là vòi Fallope), tiến về tử cung, nơi đã có những thay đổi để chuẩn bị đón noãn.  Từ khi noãn được phóng ra, lượng hormon estrogen bắt đầu giảm dần trong cơ thể nữ.

Giai đoạn 3 gọi là giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone; có đặc trưng là thể vàng (phần vỏ của nang noãn sau khi noãn đã phóng ra) tiết ra một hormon khác là progesterone. Hormon này cũng có nhiệm vụ chuẩn bị tử cung để trứng làm tổ nếu như noãn được thụ tinh (đã kết hợp với tinh trùng). Để  giúp cho sự làm tổ của trứng, tử cung phải ứ máu, phát triển mô, có nhiều chất đường và protein... Nhưng nếu noãn không được thụ tinh trong nững ngày đi qua vòi trứng thì chính hormon progesterone cũng bắt đầu giảm. Cuối cùng noãn không được thụ tinh sẽ tiêu tan và lớp nội mạctử cung dầy lên sẽ bong ra. Toàn bộ chất liệu bong ra được gọi là máu kinh chảy ra ngoài, qua cổ tử cung và âm đạo. Cho nên giai đoạn 4 là giai đoạn hành kinh. 

Sau bao lâu kể từ lúc phóng noãn sẽ ra kinh? Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tương ứng với ngày hành kinh đầu tiên. Và ngày cuỗi của chu kỳ kinh là trước khi kỳ kinh sau diễn ra. Dù số ngày giữa 2 kỳ kinh là bao nhiêu thì các kỳ kinh vẫn xảy ra sau khi phóng noãn được 14 ngày.  Ngược lại, quãng thời gian trước khi phóng noãn không cố định.

Tần suất của chu kỳ kinh và mỗi kỳ hành kinh kéo dài bao lâu? Có bao nhiêu phụ nữ thì có bấy nhiêu kiểu chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh có thể thay đổi từ 20-40 ngày (quá 45 ngày gọi là kinh thưa). Đa số phụ nữ có chu kỳ kinh từ 26 đến 34 ngày, khoảng một phần 3 phụ nữ có chu kỳ kinh 28 ngày. Số ngày hành kinh cũng khác nhau tùy từng người và từng tháng, trung bình từ 2 đến 7 ngày.

Tại sao phụ nữ cảm thấy đau vào những ngày trước và trong khi hành kinh? Gọi là kinh đau khi có những cơn đau trước và trong những ngày đầu của hành kinh – nhất là mấy ngày đầu – khi đó một số phụ nữ có những cơn đau quặn ở bụng dưới. Đau là do cơ tử cung co thắt để đẩy noãn không thụ tinh, những tế bào và máu của nội mạc ra ngoài (chính máu đó đã nuôi dưỡng noãn).

Vận động thể chất đều đặn có thể giúp giảm những cơn đau quặn. Tắm nóng hay chườm nóng (ở bụng hay ở lưng) cũng có thể làm cho giảm bớt sự co bóp cơ. Cũng có thể dùng một số thuốc giảm đau.  Tuy nhiên, hành kinh đau cũng có thể có nguồn gốc thực thể (ví dụ như bị lạc nội mạc tử cung...). Cần được thầy thuốc khám và xác định.

Không thấy ra kinh có đáng lo ngại không? Không thấy ra kinh (còn gọi là bặt kinh) có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết cần nghĩ đến có thai. Khi còn trẻ và mới bắt đầu có kinh thì các chu kỳ kinh có thể không đều; điều đó là bình thường vì những chu kỳ kinh này hãy còn là những chu kỳ không phóng noãn do chức năng sinh lý để kiểm soát hormon chưa hoàn toàn trưởng thành.

Thời kỳ này có thể kéo dài trong 2 năm. Sau tuổi 45-50, nếu mất kinh đến 2 năm cần nghĩ đến mãn kinh. Nguyên nhân vô kinh có thể là bất thường ở nội mạc tử cung cho đến sang chấn tâm lý quan trọng hoặc do dùng một số thuốc, bị chứng chán ăn...Tốt hơn là nên hỏi ý kiến thầy thuốc.    

Tuổi nào nên dùng tăm-pông? Tăm-pông là một loại bấc gạc chưa được dùng nhiều ở nước ta, có thể dùng được cho cả các em gái chưa có quan hệ tình dục. Điều chủ yếu là biết đặt cho đúng và cứ khoảng 4 giờ thay 1 lần. Nếu quên không lấy ra rất dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo. Không năng thay băng vệ sinh có thể gây ra nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến hội chứng choáng nhiễm độc.

Có thai có còn ra kinh không? Không; phụ nữ có thai có thể bị ra máu; không gọi là ra kinh và cần gặp thầy thuốc vì có thể báo hiệu sự bất thường ở thai hay ở nhau.

Kinh nguyệt có làm thay đổi tính khí không? Thay đổi khí chất có thể xảy ra trong vài ngày trước khi có kinh. Một số phụ nữ có thay đổi tính tình ở những mức độ khác nhau nhưng nhiều phụ nữ khác lại không sao. Những triệu chứng và dấu hiệu đó làm nên bệnh cảnh gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt: dễ kích thích, buồn, khó tập trung tư tưởng, có thể nhức đầu, buồn nôn...Ngay trước khi hành kinh, cơ thể có xu hướng giữ nước; vì thế có cảm giác nặng nề, người như to ra và vú cương đau. 

Khi đang có kinh có thể quan hệ tình dục và chơi thể thao không? Được, có thể quan hệ tình dục cả khi đang có kinh nhưng nhiều phụ nữ từ chối vì cảm thấy không sạch sẽ. Cũng  nên biết rằng một số phụ nữ có chu kỳ kinh không đều chỉ có 14 ngày và phóng noãn cả khi hành kinh nên có thể thụ thai. Với hoạt động thể thao cũng vậy, không cấm khi đang có kinh. Càng vận động nhiều thì phụ nữ càng ít bị đau khi hành kinh. Có người cho rằng nếu bơi lội khi đang có kinh thì nên dùng tăm-pông hơn là băng (hay khăn) vệ sinh.                    

BS ĐÀO XUÂN DŨNG

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News