Kinh tế phát triển ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa
Kinh tế phát triển là "kẻ thù tồi tệ nhất" đối với sự tồn vong của các ngôn ngữ bản xứ. Đây là kết luận của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Biology Lettters (Sinh vật học) của Viện Hoàng gia Anh số ra ngày 2/9.
>>> Ngôn ngữ nào khó học nhất đối với người nói tiếng Anh?
Các nhà xã hội học đến từ Mỹ và châu Âu đã tiến hành thu thập dữ liệu về số người nói một ngôn ngữ, vị trí địa lý và tỷ lệ tăng hoặc giảm số người này. Sau đó, họ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lưu hành những ngôn ngữ bản địa như quá trình toàn cầu hóa hay các thay đổi môi trường và kinh tế-xã hội.
Kết quả cho thấy mức độ tăng trưởng của Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người có liên quan đến sự biến mất của tính đa dạng ngôn ngữ, theo đó kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo sự biến mất nhanh chóng của sự đa dạng ngôn ngữ.
Tại Alaska, trước năm 2009 chỉ có 24 người nói tiếng bản địa Athabaskan. (Nguồn: photoshelter.com)
Theo các nhà xã hội học, khoảng 1/4 trong số 6.909 ngôn ngữ được biết đến trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt tại những quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển thịnh vượng như Australia và Bắc Mỹ.
Cụ thể, tại Alaska, trước năm 2009 chỉ có 24 người nói tiếng bản địa Athabaskan trong khi trẻ em ở đây cũng không còn học nói ngôn ngữ này nữa. Trong khi đó, ngôn ngữ Wichita của những người da đỏ Bắc Mỹ, hiện chủ yếu sinh sống tại Oklahoma trước năm 2008 chỉ còn một người nói thứ tiếng này thành thạo.
Tại Australia, các ngôn ngữ thổ dân như Margu hay Renbarunga cũng đang phải đối mặt với nguy cơ "tuyệt chủng" khi số người nói những thứ tiếng này sụt giảm mạnh.
Giải thích về vấn đề này, các nhà xã hội học cho rằng khi nền kinh tế phát triển, một ngôn ngữ sẽ dần lấn át và thống trị hầu hết mọi lĩnh vực như chính trị và giáo dục. Trước tình trạng này, người dân cũng buộc phải học ngôn ngữ phổ biến này để thích nghi hoàn cảnh và không bị cô lập.
Tuy nhiên, họ nhấn mạnh các thứ tiếng bản xứ ít người sử dụng vẫn còn tồn tại tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển và những ngôn ngữ này cần được quan tâm đúng mức để không bị biến mất.
Giới chuyên gia cũng hy vọng nghiên cứu trên cũng sẽ góp phần mang lại những kiến thức cơ bản về nguồn gốc cũng như việc duy trì tính đa dạng văn hóa của nhân loại.

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
