Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi

Kính thiên văn James Webb của NASA đã ghi lại được sự khởi đầu “từng bị che giấu” của một ngôi sao rất trẻ trong quá trình khám phá để tìm kiếm các thiên hà đầu tiên.

Ngày 16/11, NASA đã công bố chi tiết về các đặc điểm chưa từng thấy của một tiền sao được đặt tên là L1527. Máy ảnh cận hồng ngoại của Kính thiên văn James Webb (JWST) đóng vai trò then chốt trong việc đưa hình ảnh này ra ánh sáng thực.

Ảnh chụp về tiền sao cho thấy một hình dạng “đồng hồ cát” giống như đang bốc cháy giữa bóng tối của không gian. Dưới ánh sáng hồng ngoại, những đám mây bụi vốn từng vô hình đã hiện ra bao quanh khu vực, trong khi ở trung tâm của chiếc đồng hồ cát là một ngôi sao trẻ.

Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi
Kính thiên văn James Webb của NASA đã ghi lại được sự khởi đầu “từng bị che giấu” của một ngôi sao rất trẻ.

Sử dụng Máy ảnh hồng ngoại (NIRCam), James Webb không chỉ có thể xuyên qua đám mây đen bao phủ các tiền sao từ các kính thiên văn trong quá khứ, mà còn nhìn ngược thời gian để xem khi nào ngôi sao trẻ đang ăn một đám mây vật chất để lớn lên.

Tiến sĩ Klaus Pontoppidan, nhà khoa học tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian có trụ sở tại Baltimore, Maryland, nói với Newsweek rằng hình ảnh mờ đục sẽ không thể hiện ra rõ nét như vậy nếu không có ánh sáng hồng ngoại. Tuy nhiên, James Webb có thể xuyên qua bụi và giống như máy ảnh nhiệt có thể nhìn xuyên qua sương mù.

Đặc điểm đáng kinh ngạc nhất trong bức ảnh là những đám mây màu lam và cam được tạo ra khi vật chất bắn ra khỏi tiền sao và va chạm với vật chất xung quanh.

“Bản thân màu sắc là do các lớp bụi giữa Kính thiên văn James Webb và các đám mây. Các khu vực màu xanh là nơi bụi mỏng nhất. Lớp bụi càng dày thì càng ít ánh sáng xanh thoát ra ngoài, tạo ra các túi màu cam”, ông Pontoppidan cho biết.

Theo ông Pontoppidan, khoảng cách của tiền sao với Trái đất là khoảng 500 năm ánh sáng, nghe có vẻ xa nhưng thực ra là một trong những ngôi sao trẻ gần nhất và cũng là khoảng cách trung bình mà các hệ thống trẻ hình thành. Ông cho biết nó không khác mấy so với hình dáng của Mặt trời và hệ Mặt trời cách đây 4,6 tỉ năm.

NASA cho biết đây là một tiền sao lớp 0, giai đoạn hình thành sao sớm nhất và được ước tính là khoảng 100.000 năm tuổi. Nó vẫn đang trong quá trình phát triển và hút khí, chưa đạt đến khối lượng cuối cùng. Không giống như những ngôi sao trưởng thành, tiền sao này vẫn chưa tạo ra năng lượng của chính nó thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, một đặc điểm thiết yếu của các ngôi sao.

“Khi tiền sao tiếp tục thu thập khối lượng, lõi của nó dần dần nén lại và tiến gần hơn đến phản ứng tổng hợp hạt nhân ổn định. Cảnh hiển thị trong hình ảnh này cho thấy L1527 đang làm điều đó. Đám mây phân tử xung quanh được tạo thành từ bụi và khí dày đặc được hút về trung tâm, nơi cư trú của tiền sao”, theo NASA.

NASA tiếp tục giải thích rằng khi vật chất này rơi vào, nó sẽ xoắn ốc quanh khu vực trung tâm của hình đồng hồ cát, tạo ra một đĩa vật chất dày đặc, được gọi là đĩa bồi tụ - và đây là thứ đang cung cấp vật chất cho tiền sao.

“Sự tồn tại của tiền sao đã được biết đến trong nhiều thập kỷ do độ sáng của nó, nhưng độ phân giải hạn chế của các thiết bị trước đây khiến nó trông giống như một đốm màu. Hình ảnh mới cung cấp một cửa sổ về Mặt trời và hệ Mặt trời của chúng ta trông như thế nào trong giai đoạn sơ khai”, NASA cho biết.

Cũng theo cơ quan này, hình ảnh do Kính thiên văn James Webb chụp được sắc nét gấp 10 lần so với hình ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer, được phóng vào năm 2003 và kết thúc hoạt động vào năm 2020.

“Nói chung, nó dạy chúng ta về nguồn gốc của mình. Chúng hoạt động như những cỗ máy thời gian và cho chúng ta quay ngược thời gian để xem vũ trụ được hình thành như thế nào”, NASA nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu Orion sẽ bay sát bề mặt Mặt trăng hai lần trước khi đốt động cơ để bay trở về Trái đất vào giữa tháng 12, kết thúc nhiệm vụ Artemis 1.

Đăng ngày: 18/11/2022
Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ

Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ "sư tử trời"

Giai đoạn cực đại của mưa sao băng Leonids - tuôn ra từ phía chòm sao Sư Tử - sẽ rơi vào đêm 17, rạng sáng 18-11 tại Việt Nam.

Đăng ngày: 17/11/2022
Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Bằng việc phân tích thiên thạch Winchcombe rơi xuống Anh, các nhà khoa học đã tìm thấy nguồn gốc chất hữu cơ, bao gồm cả các khối protein.

Đăng ngày: 17/11/2022
Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất khi bay 1/5 quãng đường tới Mặt Trăng ở tốc độ gần 8.800km/h.

Đăng ngày: 17/11/2022
Nhật Bản chuẩn bị phóng tàu đổ bộ nhỏ nhất thế giới thăm dò Mặt trăng

Nhật Bản chuẩn bị phóng tàu đổ bộ nhỏ nhất thế giới thăm dò Mặt trăng

Theo JAXA, tàu đổ bộ Omotenashi sẽ bay vào không gian cùng với Equuleus - vệ tinh nano của Nhật Bản hướng vùng tối của Mặt Trăng trong sứ mệnh Artemis I do Mỹ dẫn đầu.

Đăng ngày: 17/11/2022
Ghi hình được vụ nổ mạnh ngang 100.000 bom nguyên tử trên Mặt trời

Ghi hình được vụ nổ mạnh ngang 100.000 bom nguyên tử trên Mặt trời

Một nhiếp ảnh gia ghi hình hiện tượng mang tên bom Ellerman trên bề mặt Mặt trời hôm 14/11, tập trung quanh hai vết đen.

Đăng ngày: 16/11/2022
Phóng thành công tàu vũ trụ Mặt trăng của NASA

Phóng thành công tàu vũ trụ Mặt trăng của NASA

Sau nhiều lần trì hoãn, bộ đôi tên lửa và tàu vũ trụ của nhiệm vụ Artemis 1 rời bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy lúc 13h48 ngày 16/11 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 16/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News