Kính thiên văn Kepler chính thức "nghỉ hưu" tại nơi cách Trái đất 151 triệu km

Từ phòng thí nghiệm Vật lý không gian (LASP) Đại học Colorado, các nhà nghiên cứu đã gửi đi các lệnh để tắt chế độ an toàn nhằm ngăn Kepler tự khởi động lại và kết nối với trung tâm điều khiển thông qua việc tắt hoàn toàn các máy phát điện. Hiện Kepler đang bay chậm lại với một quỹ đạo ổn định quanh Mặt trời và cách Trái đất 94 triệu dặm (151 triệu km).

Một sự trùng hợp đầy xúc động đó là ngày kính thiên văn Kepler chính thức "nghỉ hưu" (15/11) cũng là ngày mất của Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (tên của ông được đặt tên cho kính thiên văn Kepler) Ông là người đã phát hiện ra các định luật về chuyển động của các hành tinh. Johannes Kepler mất ngày 15/11/1630.

Kính thiên văn Kepler chính thức nghỉ hưu tại nơi cách Trái đất 151 triệu km
Kính thiên văn Kepler chính thức "nghỉ hưu" tại nơi cách Trái đất 151 triệu km. (Ảnh: NASA).

Kính thiên văn Kepler được phóng vào không gian năm 2009, trong hành trình lang thang trong vũ trụ bao la, Kepler đã tìm ra 2.681 hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời và vô số những thông tin, dữ liệu quan trọng khác. Các nhà thiên văn học đánh giá những phát hiện của kính thiên văn Kepler đã "cách mạng hóa" hiểu biết của nhân loại về vũ trụ. Mặc dù nghỉ hưu nhưng di sản mà Kepler để lại sẽ còn được nghiên cứu trong nhiều năm tới.

Để tiếp nối sứ mệnh của huyền thoại Kepler. Tháng 4 vừa qua Kính thiên văn vũ trụ TESS, đã được NASA phóng lên không gian. TESS sẽ tập trung tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt trời ở khoảng cách gần, trong phạm vi từ 30 - 300 năm ánh sáng.

Kính thiên văn Kepler chính thức nghỉ hưu tại nơi cách Trái đất 151 triệu km
Kính thiên văn James Webb được kỳ vọng là chìa khóa để trả lời cho câu hỏi: Liệu loài người có cô đơn trong vũ trụ bao la? (Ảnh: NASA).

Một kính thiên văn vũ trụ khác hiện đại chưa từng có mang tên James Webb cũng đã được NASA lên kế hoạch phóng lên không gian vào ngày 30/3/2021. James Webb sẽ hoạt động trong vòng 10 năm với mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về khối lượng, tỉ trọng bên trong các hành tinh cũng như thành phần các chất trong bầu khí quyển của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trạm vũ trụ quốc tế lSS đối mặt nguy cơ bị bỏ không

Trạm vũ trụ quốc tế lSS đối mặt nguy cơ bị bỏ không

Tháng 11/2000, tàu vũ trụ chở theo một phi hành gia người Mỹ và 2 phi hành gia người Nga đã lên đến trạm ISS. Kể từ đó, ISS được coi như ngôi nhà của các nhà du hành vũ trụ.

Đăng ngày: 19/11/2018
Brazil xây máy gia tốc hạt lớn bằng sân bóng đá

Brazil xây máy gia tốc hạt lớn bằng sân bóng đá

Máy gia tốc hạt Sirius có thể tăng tốc chùm tia electron mỏng bằng 1/35 lần sợi tóc tới tốc độ tiệm cận tốc độ ánh sáng.

Đăng ngày: 19/11/2018
Trung Quốc xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Trung Quốc sắp xây dựng máy gia tốc hạt dài 100km, dự kiến tạo ra hơn một triệu "hạt của Chúa" trong 10 năm đầu vận hành.

Đăng ngày: 16/11/2018
Khách sạn với 16/18 tầng nằm dưới mặt đất chuẩn bị khai trương, giá từ 11,3 triệu/1 đêm

Khách sạn với 16/18 tầng nằm dưới mặt đất chuẩn bị khai trương, giá từ 11,3 triệu/1 đêm

Được xây dựng trong một mỏ đá cũ ở chân núi Tianmen, khách sạn InterContinental Shanghai Wonderland sẽ khai trương vào ngày 1/12 tới sau 10 năm xây dựng.

Đăng ngày: 08/11/2018
Trung Quốc công bố mô hình trạm vũ trụ thay thế ISS

Trung Quốc công bố mô hình trạm vũ trụ thay thế ISS

Trạm vũ trụ Thiên Cung của nước này dự kiến sẽ thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 08/11/2018
Khách sạn dưới biển đầu tiên trên thế giới, nơi bạn có thể ngủ cạnh cá mập chỉ với 1 tỷ/1 đêm

Khách sạn dưới biển đầu tiên trên thế giới, nơi bạn có thể ngủ cạnh cá mập chỉ với 1 tỷ/1 đêm

The Muraka trông giống hệt như một chiếc bể cá 2 tầng, giúp du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn các đàn cá bơi lội cùng những rặng san hô theo cách chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 05/11/2018
Hawaii sắp xây kính thiên văn lớn nhất Bắc Bán cầu

Hawaii sắp xây kính thiên văn lớn nhất Bắc Bán cầu

Sau nhiều cuộc chiến pháp lý, dự án kính thiên văn khổng lồ trị giá một tỷ USD cuối cùng cũng được cấp phép xây dựng trên đảo Hawaii.

Đăng ngày: 02/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News