Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh "địa ngục"

Kính thiên văn tia X Chandra của NASA và vệ tinh XMM-Newton của ESA đã điều tra hoạt động tia X bất thường từ 3 sao lùn trắng và phát hiện 3 vật thể là hành tinh hoặc sao đồng hành mà nó cất giấu.

Sao lùn trắng - "xác chết" của những ngôi sao to lớn giống Mặt trời - thường phát ra tia X năng lượng thấp, nhưng các kính thiên văn của NASA và ESA phát hiện ra nguồn tia X mạnh mẽ bất thường từ 3 thế giới là KPD 0005+5106, PG 1159-035 và WD 0121-756.

Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh địa ngục
Ảnh đồ họa mô tả ngôi sao lùn trắng và hành tinh giống sao Mộc đồng hành - (Ảnh: NASA/ESA/You-Hua Chu)

Theo Sci-News, nổi bật nhất trong nhóm này là KPD 0005+5106, phá ra tia X năng lượng cao thường xuyên tăng giảm độ sáng sau mỗi 4,7 giờ. Điều này chỉ ra rằng phải có một vật thể quay quanh quỹ đạo của nó. Theo tiến sĩ You-Hua Chu từ Viện Thiên văn và Vật lý thiên văn thuộc Học viện Sinica (Đài Loan), thành viên nhóm nghiên cứu, đó phải là một hành tinh giống Sao Mộc hoặc một ngôi sao nhỏ.

Vật chất từ hành tinh bí ẩn này có thể va đập vào cực Bắc và Nam của sao lùn trắng vì bị sao lùn trắng hút, từ đó tạo ra điểm phát sáng tia X.

Các hành tinh - hoặc ngôi sao nhỏ - đồng hành với sao lùn trắng sẽ là những thế giới "địa ngục", không thể sống nổi và có kết cục rất xấu vì sao lùn trắng thường hoạt động như một ma cà rồng, liên tục hút vật chất từ bạn đồng hành cho đến khi nào cả 2 nổ tung.

Phát hiện trên một lần nữa cho thấy cái chết của một ngôi sao có thể không là dấu chấm hết cho các hành tinh xung quanh nó, hoặc cho ngôi sao đồng hành trong hệ nhị phân. Người bạn đồng hành vẫn sẽ tồn tại cho dù trong tình trạng bị "ăn thịt" thường xuyên.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi

Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi "cục diện" về tiến hóa vũ trụ

Trong quá trình khám phá nhằm làm sáng tỏ sự tiến hoá vũ trụ, về sự sống và cái chết trên các hành tinh, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra lượng sóng hấp dẫn với con số kỷ lục.

Đăng ngày: 25/11/2021
Có bao nhiêu tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất?

Có bao nhiêu tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất?

Chúng ta thường nghe nói về một tiểu hành tinh có thể đâm vào Trái đất, nhưng có bao nhiêu tiểu hành tinh như vậy thực sự đe dọa Trái đất?

Đăng ngày: 25/11/2021
Startup Úc lên kế hoạch xây

Startup Úc lên kế hoạch xây "cây xăng vũ trụ", biến rác không gian thành nguồn nhiên liệu cho tên lửa

Úc là một trong nhiều quốc gia chung tay trong nỗ lực tái chế rác thải vũ trụ đang lơ lửng trong quỹ đạo quanh Trái đất.

Đăng ngày: 24/11/2021
Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào?

Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào?

Cuộc khảo sát mới nhất về thiên văn học và vật lý thiên văn Mỹ từ năm 2022 đến năm 2032 đã khuyến nghị NASA nên tạo một chương trình mới để phát triển một số kính viễn vọng lớn.

Đăng ngày: 24/11/2021
Siêu núi lửa ngoài hành tinh bắn tung đá đến tận Trái đất

Siêu núi lửa ngoài hành tinh bắn tung đá đến tận Trái đất

Một phần lớn trong số 317 thiên thạch Sao Hỏa từng rơi xuống Trái Đất có thể đến từ vụ phun trào của siêu núi lửa ngoài hành tinh Tharsis cách đây 1 triệu năm.

Đăng ngày: 24/11/2021
Tên lửa của startup Mỹ lần đầu chở hàng lên quỹ đạo

Tên lửa của startup Mỹ lần đầu chở hàng lên quỹ đạo

Tên lửa cao 13 m Launch Vehicle 0007 mang theo thiết bị thử nghiệm lên độ cao khoảng 500 km, đánh dấu cột mốc quan trọng cho Astra.

Đăng ngày: 24/11/2021
NASA và Úc tấn công hành tinh

NASA và Úc tấn công hành tinh "có thể sinh sống" gần chúng ta nhất

Nhiệm vụ TOLIMAN nhắm thẳng vào hệ thống 3 sao Alpha Centauri, nơi được cho là chứa nhiều hành tinh có khả năng sinh sống.

Đăng ngày: 23/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News