Kính viễn vọng James Webb chứng minh khả năng bắt sự sống ngoài hành tinh

Siêu kính viễn vọng James Webb vừa gây bão với loạt ảnh ngoại mục về những vật thể cực kỳ xa xôi được kỳ vọng cho một nhiệm vụ còn thú vị hơn: Xác định các hành tinh có sự sống.

Theo chuyên luận vừa đăng tải trên The Conversation của hai nhà khoa học nghiên cứu ngoại hành tinh và sinh học thiên văn - giáo sư Chris Impey và giáo sư Daniel Apai từ Đại học Arizona - Mỹ, cần có một kính thiên văn cực kỳ mạnh mẽ để phát hiện những thay đổi tinh tế từ ánh sáng đến từ một ngoại hành tinh, và siêu kính viễn vọng James Webb của NASA vừa chứng minh được điều đó.

Các nhà khoa học hợp tác với NASA này cho biết một trong các hình ảnh mà James Webb vừa tiết lộ - quang phổ của hành tinh khí khổng lồ WASP-96b, có nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Siêu kính viễn vọng không gian James Webb.

Gã khổng lồ khí cực đoan này khó có thể có sự sống, nhưng chính các dấu hiệu hóa học đến từ ánh sáng của hành tinh cực xa (cách tới 1.150 năm ánh sáng) này đã cho thấy khả năng vượt trội của James Webb. Các dấu hiệu hóa học sẽ tiết lộ một hành tinh có sự sống hay không.

Trong vài tháng tới, Webb sẽ quay gương về phía có TRAPPIST-1, hệ sao có tới 7 hành tinh giống Trái Đất mà các nhà khoa học gần như tin chắc rằng ít nhất 1 cái phải có sự sống, là TRAPPIST-1e, có kich thước bằng Trái Đất và nằm trong vùng sự sống.

Điều thú vị là hành tinh nói trên cách chúng ta chỉ 39 năm ánh sáng, nên nếu nó có sự sống, "Webb siêu đẳng" của NASA thừa sức bắt được các dấu hiệu.

Siêu kính viễn vọng James Webb có khả năng săn sự sống ngoài hành tinh bằng nhiều cách cho dù không được thiết kế cho nhiệm vụ này. Nó làm được, đơn giản vì nó quá mạnh.

Với những hành tinh cực xa như WASP-96b, nó vẫn có thể nghiên cứu hành tinh khi nó đi ngang ngôi sao mẹ bằng cách nắm bắt ánh sáng sao được lọc qua bầu khí quyển của hành tinh đó, từ đó xác định thành phần của bầu khí quyển.

Với các hành tinh gần hơn, Webb càng có thể soi kỹ các thay đổi đối với mức carbon dioxide, mê-tan, hơi nước... trong bầu khí quyển, những tín hiệu mạnh mẽ nhấ của sự sống.

Webb sẽ được trợ lực thêm bằng 3 hệ thống kính viễn vọng mặt đất được thiết kế chuyên về săn tìm cấu trúc sinh học: Kính viễn vọng Magellen Khổng lồ dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2025 ở Chile, Kính viễn vọng "30 Mét" đang xây dựng ở Hawaii và Kính viễn vọng "European Extremely Large" của Đài thiên văn Nam Âu đang triển khai ở Chile.

Kính viễn vọng không gian thường có tầm quan sát rộng sẽ được sử dụng chính cho nhiệm vụ sàng lọc, trong khi kính viễn vọng mặt đất đồ sộ sẽ làm tiếp công việc nghiên cứu chuyên sâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 09/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News