Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người

Theo Science Alert, "nhịp tim vũ trụ" này nhanh hơn nhịp tim người nhiều nhưng kiểu "đập tim" thì giống y hệt và rất đều đặn.

Nhà vật lý thiên văn Daniele Michilli từ Viện nghiên cứu Vật lý thiên văn và không gian MIT Kavli (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts - MIT - Mỹ), một trong các tác giả đứng đầu nghiên cứu, cho biết đó là một chớp sóng vô tuyến (FBR) kéo dài khoảng 3 giây, có những cực đại tuần hoàn chính xác đến mức đáng kinh ngạc, phát ra "bùm, bùm, bùm" mỗi 0,2 giây.

Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người
CHIME, một trong những hệ thống kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới - (Ảnh: CHIME)

Tín hiệu kỳ dị được thu bởi máy dò cực mạnh của CHIME vào tháng 12-2019, khiến các nhà khoa học rất bối rối và nỗ lực nghiên cứu cho đến nay.

Tín hiệu được đặt tên là FRB 20191221A, chưa rõ khoảng cách di chuyển là bao xa nhưng các nhà khoa học tin rằng nó phải đến từ một thiên hà khác. Bí ẩn thú vị nhất họ theo đuổi là vật thể đã phát ra nó.

"Không có nhiều thứ trong vũ trụ phát ra các tín hiệu vô tuyến tuần hoàn chuẩn xác. Các ví dụ mà chúng ta biết trong thiên hà của chúng ta là những sao xung vô tuyến và sao từ, chúng quay và tạo ra phát xạ chùm tương tự như một ngọn hải đăng" - tiến sĩ Michill giải thích.

Tờ Daily Mail trích dẫn nghiên cứu, cho biết khoảng thời gian dài 3 giây của chùm tín hiệu bí ẩn là một kỷ lục, vì gấp 1.000 lần so với mức trung bình.

Nghiên cứu sơ bộ về tín hiệu vô tuyến "như nhịp đập trái tim" này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Có rất nhiều giả thuyết quanh các chớp sóng vô tuyến: Do một sự kiện khốc liệt của vũ trụ như va chạm lỗ đen, sao neutron; do sao xung, sao từ hay một dạng vật thể cực đoan khác chưa được hiểu rõ; do một nền văn minh ngoài hành tinh tiến bộ hơn chúng ta...

Các dạng sao neutron cực đoan như sao xung hay sao từ thường là giả thuyết được chú trọng nhất, bởi chúng cực kỳ mạnh mẽ, đủ đế bắn sóng vô tuyến đi xa hàng ngàn, hàng triệu năm ánh sáng để đến được Trái đất.

Sao neutron là phần "xác sống" cực mạnh và dày đặc của một ngôi sao khổng lồ đã cạn năng lượng và chết, mang năng lượng cực mạnh và là một trong những vật thể cực đoan nguy hiểm nhất vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Chuyến bay lên quỹ đạo của tàu vũ trụ Starship có thể sẽ phải hoãn lại do vụ nổ bất ngờ xảy ra khi thử nghiệm động cơ hôm 12/7.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng

Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng "vượt thời gian"

Mọi thứ xảy ra ở đó mà bạn không thấy. Những con ma luôn bắt bạn, phải không? - The New York Times dẫn lời Giám đốc chương trình Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA Gregory L. Robinson.

Đăng ngày: 13/07/2022
Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Khi nhìn hình ảnh các phi hành gia trôi trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bạn có thể thấy diện mạo của họ có chút khác thường.

Đăng ngày: 12/07/2022
Cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong năm vào ngày 13/7

Cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong năm vào ngày 13/7

Vào 16h00 ngày mai 13/7, Mặt Trăng sẽ ở vào điểm gần Trái Đất nhất trong năm.

Đăng ngày: 12/07/2022
Tổng thống Mỹ công bố cửa sổ vào thế giới 13 tỉ năm trước

Tổng thống Mỹ công bố cửa sổ vào thế giới 13 tỉ năm trước

Hình ảnh đầy đủ màu sắc và rõ nét đầu tiên từ kính viễn vọng không gian James Webb 9 tỉ USD đã đem đến cho nhân loại cái nhìn chi tiết nhất về vũ trụ sơ khai - hơn 13 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 12/07/2022
Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"

30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

Đăng ngày: 12/07/2022
Trung Quốc xây hệ thống radar tầm xa nhất thế giới

Trung Quốc xây hệ thống radar tầm xa nhất thế giới

Một hệ thống radar quét không gian sâu độ nét cao đang được xây dựng ở Trùng Khánh có thể quan sát các tiểu hành tinh trong phạm vi 150 triệu km.

Đăng ngày: 12/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News