Kỳ lạ đám mây hình mắt bò trên núi lửa La Palma đang phun trào

Bức ảnh chụp từ vệ tinh mới đây đã tiết lộ hình ảnh tuyệt đẹp của đám mây đồng tâm, giống như mắt bò, được hình thành bởi sự phun trào liên tục của núi lửa.

Núi lửa La Cumbre Vieja đã phun trào lần đầu tiên từ ngày 19/9 năm nay sau hơn 50 năm ngừng hoạt động. Vụ phun trào mới đây đã buộc hàng nghìn người dân địa phương phải sơ tán khi những dòng dung nham khổng lồ, thiêu cháy đất nông nghiệp, đường sá và nhà cửa ở phía tây nam của quần đảo Canary.


Đám mây hình mắt bò phía trên núi lửa tuôn trào ở La Palma, Tây Ban Nha.

Giờ đây, các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 1/10 bằng Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải vừa phải (MODIS) trên vệ tinh Aqua của NASA cho thấy một đám mây hình mắt bò kỳ dị phía trên La Palma. Cùng với đó, đám phun trào của núi lửa - hỗn hợp của tro, khói, hơi nước và các khí núi lửa khác - và một sự xáo trộn hiếm gặp trong khí quyển đã dẫn đến vòng hình tròn.

Thông thường, ngọn núi lửa phun trào thẳng lên tầng bình lưu - tầng thứ hai của khí quyển, kéo dài từ khoảng 6 đến 19 km trên bề mặt Trái đất đến 50 km, tạo thành một cột cao chót vót mây và tro bụi.

Tuy nhiên, một hiện tượng hiếm gặp được gọi là sự nghịch đảo nhiệt độ đã xảy ra. Theo Đài quan sát Trái đất, các chùm khí bị mắc kẹt cuối cùng đã tạo ra các vòng đồng tâm do các chuyển động tự nhiên và dòng chảy trong cường độ hoạt động của núi lửa, tạo ra một loại xung khí thải

Tên chính thức của loại hình thành mây đồng tâm này là sóng trọng lực. Tuy nhiên, sự hình thành này không liên quan gì đến lực hấp dẫn và hoàn toàn tách biệt với những gợn sóng trong không gian.

Mặc dù ban đầu các chuyên gia cho rằng vụ phun trào sẽ chỉ kéo dài vài ngày, nhưng La Cumbre Vieja vẫn tiếp tục phun dung nham và khí nhiều ngày sau đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News