Kỳ lạ "dòng suối e lệ" cứ nghe tiếng động là nước đang chảy biến mất

Hễ có người cất tiếng gọi là dòng suối sẽ biến mất và một lúc sau nước mới chảy trở lại.

Dòng suối hễ nghe tiếng động thì biến mất

Ngày 24 tháng 11 năm 2022, một người đàn ông ở thôn Trần Gia, xã Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc khi đang dạo chơi trên núi Long Sơn đã vô tình tìm thấy một con suối kỳ lạ. Không giống như bình thường, con suối này chỉ cần có tiếng động lớn là nước đang chảy sẽ biến mất cứ như chúng biết "độn thổ". Sau một lúc, nước từ dòng suối sẽ chảy ra bình thường.

Người đàn ông chưa từng thấy hiện tượng tương tự bao giờ nên cảm thấy vô cùng ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi. Anh ta đã đi quanh con suối để kiểm tra xem có gì bất thường không nhưng không phát hiện được gì. Vì thế, anh ta quyết định thử lại một lần nữa xem thực hư ra sao. Lần này, người đàn ông đã hét thật to, quả thực, nước suối lại rút đi một lúc sau mới chảy ra.

Sau đó, người đàn ông đi vào trong một ngôi làng gần đó để hỏi thăm. Dân làng đã nói cho anh ta biết, dòng suối này đã có từ rất lâu đời. Dòng suối này bắt nguồn từ sông Ân Lê, người dân thường hay đi ngang qua đây. Lúc mới phát hiện ra sự kỳ lạ của dòng suối, họ cũng vô cùng kinh ngạc nhưng lâu dần người dân đã quen với hiện tượng nước suối biến mất khi có tiếng động. Thậm chí, họ còn đặt biệt danh cho nó là "dòng suối e lệ". Có người tò mò uống thử nước của dòng suối này cho biết nước rất mát, trong và không có dấu hiệu gì khác thường.

Giải mã bí mật của dòng suối

Người đàn ông đã quay một đoạn video và đăng lên mạng xã hội để nhờ cư dân mạng giải đáp vì sao nước trong suối có thể rút đi như vậy. Ngay sau đó, một cuộc tranh luận đã nổ ra. Nhiều lời đồn đoán về dòng suối này đã được đưa ra, có người cho rằng đây là một hiện tượng siêu nhiên hay thần thánh nào đó. Những ý kiến lại cho rằng có thứ gì đó đã "điều khiển" dòng suối. Chẳng mấy chốc, "dòng suối e lệ" đã nổi tiếng khắp nơi. Một số chuyên gia địa chất đã tìm tới tận nơi để kiểm tra và tìm ra lời giải cho hiện tượng lạ này.

Kỳ lạ dòng suối e lệ cứ nghe tiếng động là nước đang chảy biến mất
Dòng suối biến mất. (Ảnh: Sohu)

Dòng suối này chảy qua nơi có nhiều đá carbonatite hình thành. Những viên đá carbonatite xếp lên nhau tạo ra lực ép khiến cho trên bề mặt có nhiều vết nứt. Những vết nứt này giống như mao mạch. Khi gặp mưa hoặc nước sông chảy vào lòng đất sẽ tạo thành hố rồi sinh ra hiện tượng xi-phông.

Nước ngầm dâng lên mặt đất qua các vết nứt mà tạo thành dòng chảy. Khi dòng suối gặp các rung động bên ngoài như tiếng hét, tiếng động lớn sẽ tạo ra một áp suất đẩy nước trở lại lòng đất. Qua một thời gian, nước sẽ dâng trở lại và chảy ra ngoài.

Theo những người dân, hiện nay, quanh khu vực dòng suối đã xây dựng nhiều con đường mới. Sự thay đổi này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới độ nhạy cảm của dòng suối. Trước đó, vào năm 2008, trận động đất xảy ra ở Vấn Xuyên, dòng suối này từng biến mất và sau đó xuất hiện trở lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
55 triệu người dân Mỹ được cảnh báo trước hiện tượng

55 triệu người dân Mỹ được cảnh báo trước hiện tượng "vòm nhiệt" nguy hiểm

Hơn 55 triệu người sống tại khu vực trải dài từ bang Arizona phía Nam đến bờ biển Florida sẽ phải hứng chịu thêm cái nóng ngột ngạt dưới đợt sóng nhiệt ngày càng tồi tệ.

Đăng ngày: 28/06/2023
Pin mặt trời -

Pin mặt trời - "quân bài" mới của Trung Quốc

Với việc sản xuất 80% tổng số tấm pin mặt trời trên toàn cầu, Trung Quốc đang nắm trong tay lợi thế rất lớn ở mảng năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 27/06/2023
Các nhà vật lý cảnh báo: Trái đất có thể rơi vào hỗn loạn!

Các nhà vật lý cảnh báo: Trái đất có thể rơi vào hỗn loạn!

Nếu tiếp tục bị tàn phá cực đoan, hệ thống địa chất và khí hậu của Trái đất sẽ trở nên hỗn loạn và không thể trở lại ổn định, các nhà khoa học cảnh báo.

Đăng ngày: 22/06/2023
Ảnh chụp 100 tia sét giáng xuống bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh chụp 100 tia sét giáng xuống bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiếp ảnh gia Uğur İkizler ghép tất cả tia sét xuất hiện trong hơn 50 phút giữa cơn giông dữ dội trong một bức ảnh.

Đăng ngày: 21/06/2023
Nhật Bản chật vật bảo tồn

Nhật Bản chật vật bảo tồn "sa mạc" khỏi xanh hóa

Do trồng rừng thành công quá mức, cụm đụn cát dài 16 km ven biển Tottori thu hẹp dần, diện tích chỉ còn 12% so với 100 năm trước.

Đăng ngày: 21/06/2023
Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước

Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước

Các sông băng ở dãy Himalaya - nguồn cung nước quan trọng cho gần 2 tỷ người trên thế giới - đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/06/2023
Châu lục nóng lên nhanh nhất thế giới

Châu lục nóng lên nhanh nhất thế giới

Châu Âu ấm lên nhiều hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980 và có thể sẽ đón thêm những đợt nắng nóng chết người.

Đăng ngày: 21/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News