Kỳ lạ hiện tượng "hồ băng bốc cháy" đang lan truyền dữ dội
Người đàn ông đục vỡ tảng băng trên mặt hồ, châm lửa và một hiện tượng rất thú vị đã xảy ra.
Mới đây, một video được đăng trên Facebook đang gây tò mò cho rất nhiều cư dân mạng trên thế giới.
Cụ thể, đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông đang đứng giữa mặt hồ đóng băng. Ông sử dụng dao đục vỡ mặt hồ, quẹt một que diêm và rồi từ cái lỗ đó một ngọn lửa bùng lên.
Sử dụng dao đục vỡ tảng băng.
Các bạn có thể xem qua video này để ngắm nhìn rõ hơn.
Đoạn video đã thu hút tới hơn 6 triệu lượt xem. Nhiều lời đồn đoán đã được đưa ra, trong đó thậm chí có người còn cho rằng đây là hệ quả của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên thực chất, đây chỉ là một hiện tượng rất bình thường ở các nước ôn đới và hàn đới vào mùa Đông mà bạn sẽ được khám phá ngay sau đây.
Hiện tượng phổ biến ở các ao hồ trên thế giới
Nguyên nhân khiên mặt hồ băng cháy đến từ một chất khí rất cơ bản - khí methane (CH4) - còn gọi là khí gas thiên nhiên (natural gas). Ở điều kiện tiêu chuẩn, methane là một chất khí không màu, không mùi, dễ cháy khi gặp lửa.
Nhưng vậy thì liên quan gì trong trường hợp này? Bởi vì ao hồ vốn là một hệ sinh thái vận động liên tục, trong đó lớp bùn phía dưới đáy hồ chứa rất nhiều vi khuẩn.
Các vi khuẩn này có nhiệm vụ phân hủy bất cứ thứ gì chìm xuống đáy: xác chết động vật, lá cây và các chất hữu cơ khác.
Nguyên nhân khiên mặt hồ băng cháy đến từ một chất khí rất cơ bản - khí methane (CH4).
Trong điều kiện yếm khí - thiếu oxy - những vật liệu này sẽ bị phân hủy, sinh ra khí methane. Chính vì thế, methane còn có một tên gọi khác là "khí ao hồ" hoặc khí đầm lầy/khí bùn.
Khi thời tiết ấm lên, khí ao hồ sẽ tạo thành các bong bóng nhỏ ta thường thấy trên mặt nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn diễn ra ngay cả khi mặt hồ đóng băng.
Do khí methane không tan trong nước, nó sẽ nổi lên bề mặt và tích tụ ngay dưới mặt băng, tạo thành những khoảng trắng như hình dưới.
Khí methane thoát ra từ dưới mặt băng.
Theo tính toán, 1m3 khí thiên nhiên khi đốt cháy sẽ sinh ra nhiệt lượng tương đương với 0,6kg xăng, hoặc 0,8kg than.
Chính vì thế, rất nhiều khu vực trên thế giới đã tận dụng loại khí này làm nhiên liệu đốt, hoặc sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Nhiều khu vực trên thế giới đã tận dụng khí methane làm nhiên liệu đốt.
Có một điểm đặc biệt của khí methane, đó là nó chỉ có thể sinh ra bằng quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
Do đó sự tồn tại của khí methane được nhiều khoa học gia xem là "bằng chứng của sự sống". Thậm chí, việc tìm ra khí methane là một trong những ưu tiên khi nghiên cứu các hành tinh ngoài Trái đất (như trường hợp của sao Hỏa).

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.
