Kỷ lục ngày nóng nhất Trái đất bị phá vỡ chỉ sau 24 giờ
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng cao hơn kỷ lục 17,09 độ C của ngày 21/7 do mùa đông ấm hơn bình thường ở Bắc Cực.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 17,15 độ C hôm 22/7, cao hơn kỷ lục của ngày trước đó 17,09 độ C, theo NBC News. Nói cách khác, Trái đất trải qua hai ngày nóng nhất liên tiếp. Nhiệt độ mùa đông cao hơn thông thường ở Nam Cực góp phần đẩy nhiệt độ toàn cầu tới những mốc mới. Kỷ lục nhiệt độ đánh dấu một cột mốc mà các nhà khoa học khí hậu không hy vọng kéo dài lâu khi con người tiếp tục thúc đẩy biến đổi khí hậu bằng cách xả ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch vào khí quyển.
Người dân giải nhiệt bên dưới đài phun nước ở công viên Madrid Rio tại Madrid hôm 23/7. (Ảnh: AFP)
Bob Henson, nhà khí tượng học ở trang Yale Climate Connections, chia sẻ dù không bất ngờ khi kỷ lục bị phá vỡ, sự tăng vọt về nhiệt độ trong hai năm vừa qua vẫn "gây sửng sốt".
Người dân trên khắp thế giới đang hứng chịu tác động của nắng nóng cực hạn trong tuần này và suốt mùa hè. Bang California, Mỹ ghi nhận nhiệt độ trên 37 độ C ở nhiều khu vực hôm 22/7, góp phần vào nguy cơ cháy rừng trong vùng. Nhiệt độ tăng lên 47,8 độ C ở Al Dhaid, một thành phố ở đông bắc Dubai. Miền nam nước Pháp tiếp tục oi bức, nhiều nơi ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát cảnh báo nắng nóng.
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu, mùa hè năm nay đặc biệt nóng do El Nino, một mô hình tuần hoàn tự nhiên đưa nhiệt độ mặt biển ấm hơn tới phía đông Thái Bình Dương và tăng nhiệt độ toàn cầu. Henson hy vọng La Nina, hiện tượng gắn liền với nhiệt độ mát hơn, sẽ tạo ra ảnh hưởng cuối năm nay, qua đó giảm nhiệt độ trung bình. "Ngay cả khi năm sau không có những kỷ lục tương tự, chúng tôi biết dự báo dài hạn vẫn là nhiệt độ ngày càng ấm hơn theo thời gian", Henson cho biết.
Copernicus sử dụng dữ liệu phân tích khí hậu, kết hợp quan sát thực tế và mô hình máy tính về tuần hoàn khí quyển, để theo dõi nhiệt độ toàn cầu. Chương trình bắt đầu ghi nhận kỷ lục từ năm 1940. Trước hôm 21/7, kỷ lục ngày nóng nhất là 16,8 độ C được ghi nhận ngày 12/8/2016. Kỷ lục hôm 22/7 vẫn có thể bị phá vỡ, theo Carlo Buontempo, giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
