Kỷ lục nhiều người nhất cùng sống trên quỹ đạo Trái đất
Ba phi hành gia bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sáng sớm ngày 12/9 (giờ Hà Nội), đưa tổng số người trên quỹ đạo Trái đất lên 19.
Tàu vũ trụ Nga Soyuz phóng lên không gian hôm 11/9 và ghép nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lúc 2h32 ngày 12/9 (giờ Hà Nội), mang theo phi hành gia NASA Don Pettit và hai phi hành gia Nga Alexey Ovchinin, Ivan Vagner.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và 6 tàu vũ trụ đang ghép nối vào ngày 11/9. (Ảnh: NASA).
"Với bộ ba mới trên quỹ đạo, hiện quỹ đạo đang có số lượng người kỷ lục là 19", Anna Schneider, người tường thuật của NASA, cho biết trong buổi phát sóng trực tuyến về vụ phóng tàu Soyuz. Kỷ lục cũ là 17 người, được thiết lập vào năm ngoái.
Pettit, Ovchinin và Vagner sẽ cùng làm việc với 9 người đã sống trên trạm ISS từ trước, gồm 6 phi hành gia NASA Michael Barratt, Tracy Caldwell-Dyson, Matthew Dominick, Jeanette Epps, Barry Wilmore, Suni Williams và 3 phi hành gia Nga Nikolai Chub, Alexander Grebenkin, Oleg Kononenko.
Wilmore và Williams bay đến trạm ISS từ tháng 6 bằng tàu Starliner của Boeing. Đây là chuyến bay thử nghiệm chở người đầu tiên của con tàu này. Nhiệm vụ dự kiến chỉ kéo dài khoảng 10 ngày, nhưng Starliner gặp sự cố về động cơ đẩy trên quỹ đạo, khiến bộ đôi phi hành gia này không thể trở về như dự kiến. Cuối cùng, NASA quyết định định đưa Starliner rỗng trở về Trái Đất cuối tuần trước. Williams và Wilmore sẽ về nhà bằng tàu Crew Dragon của SpaceX vào tháng 2 năm sau.
Ngoài ra, còn có ba phi hành gia đang sống trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc là Li Cong, Li Guangsu, Ye Guangfu. Họ bay lên trạm Thiên Cung bằng tàu Thần Châu 18 vào tháng 4 năm nay.
4 phi hành gia cuối cùng trong số 19 người trên quỹ đạo là Jared Isaacman, Scott Poteet, Sarah Gillis và Anna Menon. Họ đang bay trên tàu Crew Dragon phóng hôm 10/9, thực hiện nhiệm vụ tư nhân Polaris Dawn kéo dài 5 ngày. Tàu Crew Dragon của họ, mang tên Resilience, đã lập kỷ lục bay xa Trái đất hơn bất cứ phương tiện chở người nào kể từ khi các phi hành gia Apollo cuối cùng bay tới Mặt trăng. Resilience đã bay theo quỹ đạo hình elip với điểm cao nhất là 1.400,7km.
Kỷ lục về số người có mặt nhiều nhất trong không gian nói chung là 20, thiết lập vào tháng 5/2023, sau đó được san bằng vào ngày 26/1 năm nay. Cả hai lần đều có 14 phi hành gia trên quỹ đạo và 6 khách du lịch vũ trụ ở vùng cận quỹ đạo trên máy bay vũ trụ VSS Unity của Virgin Galactic.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
