Kỷ lục ở dưới nước trong 73 ngày
Hai nhà nghiên cứu Jessica Fain và Bruce Cantrell kết thúc thời gian sống dưới nước sau 73 ngày, lập kỷ lục thế giới mới.
Jessica Fain và Bruce Cantrell chiều 15/12 nổi lên mặt nước ở bang Florida, Mỹ. Cantrell hiện là giáo sư sinh học của Cao đẳng Cộng đồng Roane. Fain làm việc tại trường Tennessee.
Jessica Fain và Bruce Cantrell xuất hiện trên mặt nước, sau khi kết thúc 73 ngày sống dưới nước. (Ảnh: Roane State Community College)
Nơi sống của họ là Jules Undersea Lodge, một khách sạn dưới nước ở độ sâu hơn 7m tại Công viên Hải dương Key Largo. Tại đây, họ đã trải nghiệm cuộc sống tách biệt và hít thở một loại khí thay thế. Phòng ngủ có hình trụ với thiết kế cửa sổ lớn, giúp họ có thể quan sát thế giới sinh vật dưới nước. Không khí, nước và năng lượng được vận chuyển qua một đường ống kết nối với trung tâm chỉ huy trên mặt đất.
"Chúng tôi đã làm việc trong mọi kịch bản mà chúng tôi có thể nghĩ đến", Washington Post dẫn lời Cantrell nói trước khi họ thực hiện sứ mệnh hồi tháng 10. "Chỉ có hai lý do khiến chúng tôi sẽ phải rời môi trường sống này sớm, đó là thiết bị gặp trục trặc hoặc vấn đề y tế nghiêm trọng".
Năm 1992, Richard Presley từng lập lỷ lục ở dưới nước trong 69 ngày. Hồi tháng 7 năm nay, một nhà hải dương học người Pháp có tên Fabien Cousteau từng kết thúc hành trình thám hiểm dưới nước kéo dài 31 ngày, nhằm thực hiện nghiên cứu và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đại dương.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
