Kỹ thuật mới cứu người đột quỵ

Bác sĩ ở TP HCM ứng dụng kỹ thuật Solumbra lấy huyết khối gây nhồi máu não ở nam bệnh nhân 69 tuổi.

Kỹ thuật lấy huyết khối phối hợp giữa Solitair và Penumbra ACE (gọi tắt là Solumbra) được thế giới công nhận và đưa vào ứng dụng từ cuối năm 2017. Bác sĩ Bệnh viện Gia An 115, TP HCM, vừa áp dụng kỹ thuật này điều trị cho một nam bệnh nhân đột quỵ.

Ông nhập viện chiều 14/8 trong tình trạng lơ mơ, không nói được, liệt dây thần kinh số 7 bên phải và yếu nửa người bên phải. Bác sĩ nhận định đây là trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp không xác định rõ thời gian khởi phát, tiên lượng có khả năng tàn tật cao, thậm chí có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời ngay trong khung giờ vàng.

Các bác sĩ khởi động quy trình xử lý can thiệp mạch máu não cấp cứu. Bệnh nhân được chỉ định MRI tưới máu não và ứng dụng phần mềm RAPID để đánh giá mức độ thiếu máu não. Kết quả bệnh nhân còn có thể can thiệp nội mạch lấy huyết khối.

Kỹ thuật mới cứu người đột quỵ
Bác sĩ đưa dụng cụ vào mạch não lấy huyết khối gây tắc mạch. (Ảnh bệnh viện cung cấp).

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng bác sĩ Trần Thị Mai Uyên, Trưởng Khoa Nội thần kinh đột quỵ, bác sĩ Võ Ngọc Thanh Trúc, Khoa Gây mê Hồi sức... hội chẩn và chuyển bệnh nhân đến phòng can thiệp để chụp mạch não số hóa xóa nền DSA. Bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch não giữa, cần lấy huyết khối khỏi lòng mạch, giúp tái lưu thông dòng chảy của máu lên não.

Các bác sĩ đưa dụng cụ cơ học Solitair và Penumbra ACE vào lòng mạch não, lấy được huyết khối dài khoảng 4 mm gây thuyên tắc mạch. Trong hơn 30 phút thực hiện, bác sĩ lấy hoàn toàn các huyết khối làm tắc nghẽn động mạch máu não giúp tái lưu thông mạch máu trở lại. Sau can thiệp, tri giác bệnh nhân tiến triển tốt, ăn được bằng đường miệng, ngồi cử động hai tay và bắt đầu nói chuyện được. Ngày 19/8, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn về vận động và ngôn ngữ.

Kỹ thuật mới này bổ sung cho những hạn chế của tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, thường dùng cho bệnh nhân có tắc động mạch não lớn, đòi hỏi thời gian từ lúc khởi phát các triệu chứng nhồi máu não đến kết thúc điều trị lấy huyết khối trong vòng 8 giờ.

Kỹ thuật mới cứu người đột quỵ
Hình ảnh DSA mạch máu não của bệnh nhân trước (bên trái) và sau can thiệp. (Ảnh bệnh viện cung cấp).

Bác sĩ Hậu khuyến cáo bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ sớm như méo mặt, miệng lệch, mắt lệch, một bên tay yếu, khó cử động, có thể nói hơi khó, không nói được, không hiểu lời nói, lập tức gia đình phải gọi ngay cho cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn có đơn vị can thiệp, chữa trị đột quỵ càng sớm càng tốt.

Việc xác định thời gian bệnh nhân bắt đầu bị đột quỵ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định xử lý của bác sĩ. Ở mỗi khung giờ sẽ được xử lý bằng phương pháp khác nhau để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân đột quỵ do tắc động mạch mà đưa vào bệnh viện muộn, não coi như đã chết vì máu không lưu thông, nếu xử lý can thiệp cũng không còn tác dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Cơn đau bụng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Cơn đau bụng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Đau bụng dữ dội sau khi ăn chất béo là dấu hiệu tổn thương túi mật. Đau vùng bụng dưới kèm buồn nôn, sốt, ớn lạnh, coi chừng sỏi thận.

Đăng ngày: 02/09/2019
Phát hiện đột biến gene thứ hai liên quan đến khả năng kháng HIV

Phát hiện đột biến gene thứ hai liên quan đến khả năng kháng HIV

Bệnh nhân người Mỹ Timothy Brown trở thành người đầu tiên được chữa khỏi nhiễm HIV nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống của một người hiến tặng có một biến thể của gene CCR5.

Đăng ngày: 31/08/2019
Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân

Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân

Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt... đều không nên ăn thanh long.

Đăng ngày: 30/08/2019
Takigyo - Thiền định dưới thác nước

Takigyo - Thiền định dưới thác nước

Bài thiền của người Nhật mang lại cảm giác sảng khoái, an nhiên, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 30/08/2019
Căn bệnh ở cổ, chị em mắc nhiều hơn nam giới: Rụng tóc, giảm ham muốn hãy coi chừng

Căn bệnh ở cổ, chị em mắc nhiều hơn nam giới: Rụng tóc, giảm ham muốn hãy coi chừng

Khi thấy ở cổ xuất hiện khối bướu bất thường hoặc thấy tóc khô hay rụng, giảm ham muốn tình dục ... thì cần nghĩ ngay đến các bệnh lý tuyến giáp.

Đăng ngày: 30/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News