Kỹ thuật ướp xác trên thế giới
Dùng đầm lầy than bùn, dầu gan cá mập hay bồn hóa chất, nhiều cộng đồng trên thế giới đã phát triển những cách ướp xác để giữ cơ thể trường tồn cùng năm tháng.
Những cách ướp xác phổ biến trên thế giới
Theo IFL Science, phong tục ướp xác người chết không chỉ phổ biến ở những nơi có môi trường khô nóng như ở Ai Cập cổ đại. Nghiên cứu gần đây chỉ ra những cộng đồng sống ở vùng lạnh và ướt tại Bắc Âu trong thời kỳ Đồ đồng cũng ướp xác. Nhiều bằng chứng cho thấy thi thể người chết thời kỳ Đồ đồng ở khu vực này đã được xử lý nhanh sau khi người đó qua đời và được bảo tồn trên mặt đất trong ít nhất vài thập kỷ.
Xác ướp thường được lưu giữ trong môi trường khô nóng như ở Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia).
Tuy nhiên, người Bắc Âu không tuân theo một phương thức ướp xác cố định. Theo tiến sỹ Tom Booth ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London, Anh, người tiến hành nghiên cứu, họ sử dụng mọi thứ có sẵn để bảo tồn xác chết như nhóm lửa hun khói hoặc tận dụng đầm lầy than bùn chứa axit.
Những đầm lầy than bùn trên khắp Bắc Âu từ Ireland đến Estonia cung cấp điều kiện hoàn hảo để bảo tồn vật thể hữu cơ. Dòng nước có tính axit cao, tình trạng yếm khí và môi trường lạnh ở những đầm lầy ngăn sự phát triển của vi khuẩn cũng như quá trình phân hủy của người chết, giúp bảo tồn thi thể trong hình dạng như lúc còn sống. Những người sống ở thời Đồ đồng đã vận dụng các đặc điểm này để ướp xác.
Tollund Man, xác ướp được tìm thấy ở một đầm lầy tại Đan Mạch. (Ảnh: Herald News).
Người thổ dân Maori ở New Zealand có tập tục bảo quản đầu xác ướp, gọi là “Mokomokai”. Họ thường giữ gìn thủ cấp của người thân, hoặc tù trưởng bộ tộc đối địch. Đầu tiên, họ lấy não và mắt ra khỏi đầu xác chết, sau đó dùng sợi khâu phần miệng, mắt và bịt kín bằng nhựa cây. Cuối cùng, họ xoa dầu gan cá mập lên những chiếc thủ cấp. Những hình xăm "ta moka" trên mặt người chết được bảo tồn rõ nét và đầu của họ giữ nguyên hình dạng như trước khi qua đời.
Tục ướp xác vẫn được tiếp tục ở thời kỳ hiện đại. Tại thành phố Heidelberg, Đức, Gunther von Hagens đã thành lập Viện Nhựa hóa vào năm 1993, chuyên tẩm xác người bằng nhựa để bảo tồn với mục đích phục vụ y khoa và giáo dục.
Một thi thể được xử lý bằng quá trình nhựa hóa. (Ảnh: NationalMultimedia).
Quá trình này do von Hagens phát triển khi còn là trợ lý giải phẫu và bao gồm nhiều bước. Bước đầu tiên là bơm chất sát trùng formalin qua động mạch và mổ xẻ xác. Sau đó, chất béo và nước được đưa khỏi cơ thể bằng cách ngâm xác trong bồn acetone. Hóa chất này sẽ hút cạn và thay thế mọi chất lỏng ở các tế bào trong cơ thể.
Tiếp theo, xác được chuyển sang bồn chứa nhựa lỏng như expoxyresin hoặc cao su silicone rồi đặt trong buồng chân không. Môi trường chân không làm acetone trong tế bào sôi lên và bốc hơi, nhờ đó nhựa lỏng có thể tràn vào cơ thể. Ở bước cuối, những cơ thể được đặt theo tư thế mong muốn và làm cứng bằng nhiệt hoặc tia UV.

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?
Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại
Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại
Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay
Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.

Bí ẩn bức họa "Bữa tiệc cuối cùng"
Chuyên gia tin học chỉ ra rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong
