Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè

Vào mùa hè, một số vùng băng tuyết phủ một màu đỏ từ nhạt đến sậm, tạo nên cảnh tượng lạ mắt được gọi là "tuyết dưa hấu".

"Tuyết dưa hấu" do một loại tảo có chứa một loại sắc tố màu đỏ gây ra. Phổ biến hơn cả là tảo Chlamydomonas nivalis - loại tảo lục chứa chất carotenoid, một chất có màu đỏ như cà rốt.

Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè
Tuyết chuyển hồng trên dãy núi Alps năm 2021 - (Ảnh: NEW YORK TIMES)

Điểm đặc biệt của Chlamydomonas nivalis so với những loài tảo nước ngọt khác nằm ở "sở thích" những môi trường giá lạnh. Tảo Chlamydomonas nivalis ưa phát triển trong băng tuyết.

Các thành tế bào của tảo rất dày, đóng vai trò như một "lá chắn" nhiệt. Nhờ vậy, tảo vẫn có thể sống ở môi trường âm 40 độ.

Tuy nhiên, thời tiết quá lạnh cũng sẽ ức chế tảo hoạt động mạnh. Nói cách khác, tảo như đi… "ngủ đông".

Mùa sinh sôi lớn nhất của tảo Chlamydomonas nivalis là vào dịp hè, khi khí trời bớt khắc nghiệt hơn. Đồng thời vào mùa hè, các lớp băng, tuyết tan dần cũng tạo điều kiện để màu đỏ của tảo hiện ra rõ ràng hơn.

Màu đỏ càng đậm chứng tỏ tảo sinh sôi càng mạnh. Ở một số vùng, băng tuyết bị Chlamydomonas nivalis làm chuyển màu giống như in vết máu.

Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè
Tuyết dưa hấu ở Nam Cực vào tháng 4 - (Ảnh: ATLAS OBSCURA)

Nơi bắt gặp "tuyết dưa hấu" phổ biến nhất trên Trái đất là Nam Cực. Bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hằng năm, bề mặt nhiều lớp băng tuyết ở Nam Cực lại chuyển sang màu đỏ một cách thú vị.

Kế đó là những vùng núi cao hay những khu vực cận Bắc Cực - nơi vẫn còn băng tuyết trong mùa hè.

Mỗi dịp hè, một số nơi trên các dãy núi Alps ở châu Âu, Himalaya ở châu Á hay Andes ở Nam Mỹ cũng thường chuyển sang màu đỏ. Những năm gần đây, nhiều người thường chờ đợi hiện tượng lý thú này để đến săn ảnh.

Dịch tế bào của loài Chlamydomonas nivalis thường chứa nhiều đường và dầu, do đó nếu vô tình "nếm" thử "tuyết dưa hấu", bạn sẽ cảm thấy khá ngọt.

Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè
"Tuyết dưa hấu" trên dãy núi Alps - (Ảnh: CNBC)

Theo tạp chí khoa học Science, loài tảo gây hiện tượng "tuyết dưa hấu" gần như không gây hại đến hệ động thực vật, bởi chúng thường phát triển ở những khu vực lạnh giá, ít sinh vật.

Tuy nhiên, sự lan rộng của tảo Chlamydomonas nivalis là một biểu hiện cho thấy ở những khu vực tuyết phủ quanh năm, băng đã tan nhiều hơn vào mùa hè. Điều này cũng đồng nghĩa nhiệt độ của Trái đất vào các tháng mùa hè đã gia tăng đáng kể.

Điển hình tại 2 vùng cực bắc và nam, sự gia tăng nhiệt độ hiện ở mức cao nhất toàn cầu. Ước tính tốc độ gia tăng gấp 3 lần trung bình của toàn cầu.

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại khi các lớp băng bị tảo phủ đỏ, các lớp băng bên dưới sẽ giảm khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời, từ đó băng lại tăng nhanh hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ít nhất 2000 người nhập viện vì bão cát ở Iraq

Ít nhất 2000 người nhập viện vì bão cát ở Iraq

Ngày 16-5, Iraq tiếp tục hứng bão cát khiến ít nhất 2.000 người nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp. Các sân bay, trường học và cơ quan chính phủ trên khắp cả nước phải đóng cửa.

Đăng ngày: 17/05/2022
Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, chim đang bay cũng phải rơi xuống đất

Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, chim đang bay cũng phải rơi xuống đất

Ở bang phía tây Gujarat, nhiệt độ dao động trên 40 độ C trong nhiều tuần nay và có thể chạm mức 46 độ C, những người cứu hộ nơi đây bắt gặp những con chim từ trên trời rơi xuống mỗi ngày.

Đăng ngày: 16/05/2022
Phát hiện hang động chứa đựng một khu rừng nguyên sinh

Phát hiện hang động chứa đựng một khu rừng nguyên sinh

Hang động mới được phát hiện tại Trung Quốc, thể tích lên đến 5 triệu mét khối, được coi là ốc đảo thiên đường.

Đăng ngày: 16/05/2022
Trái đất có thể vượt qua mốc 1,5 độ C vào năm 2026, các chuyên gia lo ngại

Trái đất có thể vượt qua mốc 1,5 độ C vào năm 2026, các chuyên gia lo ngại "kịch bản" khác

Đây là cảnh báo được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra đối với nguy cơ mà Trái Đất phải đối mặt với " thảm kịch" biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tác nhân chính gây ra các đợt nắng nóng cực đoan trên toàn cầu

Tác nhân chính gây ra các đợt nắng nóng cực đoan trên toàn cầu

Đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã thải ra khí quyển một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đủ để dẫn đến việc gia tăng tần suất và cường độ của các trận lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão.

Đăng ngày: 13/05/2022
Mưa lớn khiến nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện lũ

Mưa lớn khiến nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện lũ

Mưa lớn ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ khiến lũ một số sông lên 2-7 m, làm 2 người chết, gần 200 nhà sập đổ, hư hỏng.

Đăng ngày: 12/05/2022
Mưa lũ lớn ở Bắc Giang, hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước

Mưa lũ lớn ở Bắc Giang, hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước

Do mưa lớn kéo dài liên tục từ đêm 9/5, kết hợp với lũ lớn từ Lạng Sơn đổ về khiến nhiều ngôi nhà ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã bị nhấn chìm trong biển nước.

Đăng ngày: 10/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News