Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (NHM), cả ba loài lạc đà, gồm các phân họ Camelus dromedarius, Camelus bactrianus và Camelus ferus, đều đã tiến hóa không ngừng để có thể sống được trên sa mạc khô cằn.

Trong đó, đặc điểm chính với cấu tạo gồm từ 1 đến 2 cái bướu mà chúng mang trên lưng được xem là yếu tố sống còn của lạc đà so với các loài động vật khác.

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?
Một con lạc đà 2 bướu Camelus bactrianus tại vườn thú Thượng Hải. (Ảnh: Wiki).

Bướu của lạc đà dùng làm gì?

Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy.

Bướu của lạc đà không chứa nước, mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. Cụ thể, tới 80% khối lượng của bướu là chất béo ở dạng cô đặc.

Nhờ thành phần cấu tạo này, chiếc bướu giống như một nơi dự trữ năng lượng, với nhiệt độ có thể lên tới trên 80 độ C. Bởi vậy, ngay cả dưới sức nóng của mặt trời thiêu đốt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp xuống.

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?
Lạc đà có thể sống khoảng hơn một tuần mà không có nước và nhiều tháng không có thức ăn.

Cơ chế chuyển hóa và trữ nước đặc biệt

Để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, đa số lạc đà sở hữu màu da sáng để ít hấp thụ nhiệt. Những lỗ mũi của nó cũng có thể khép lại hoàn toàn để tránh bị mất nước một cách tối đa.

Bằng những nghiên cứu khoa học, người ta phát hiện thấy sự chuyển hóa của bướu lạc đà chậm lại khi sức nóng của môi trường tăng lên. Bên cạnh đó, những hồng huyết cầu hình ovan của lạc đà có khả năng tăng sức trương và thể tích lên gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống hàng trăm lít nước trong vài phút.

Để so sánh, nếu một người bình thường mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của cơ thể thì sẽ lập tức tử vong vì vỡ hồng cầu.

Mặc dù con vật có thể dự trữ nước trong tới 3 cái dạ dày, song nó rất ít khi tiểu tiện, đồng thời ra ít mồ hôi để hạn chế mất nước.

Ngoài ra, giác quan nhạy bén của lạc đà còn cho phép nó đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, hay sâu dưới mặt đất đến 7 mét.

Đôi môi "chuyên dụng" của lạc đà

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?
Lạc đà có phần môi trên chẻ làm đôi.

Lạc đà sở hữu phần môi trên chẻ làm đôi, với mỗi nửa di chuyển riêng biệt. Sở dĩ có cấu tạo đặc biệt này là để cho phép con vật có thể gặm cỏ gần mặt đất để ăn các loại cỏ ngắn mọc trên sa mạc.

Thức ăn của lạc đà cũng khá đa dạng. Chúng có thể ăn cả các loại cây có gai, cỏ khô và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc.

Ngay cả trong môi trường khắc nghiệt tới nỗi không thể tìm kiếm được nguồn cung cần thiết, lạc đà vẫn có thể tồn tại. Theo báo cáo của vườn thú Oakland, lạc đà Dromedary có thể sống khoảng hơn một tuần mà không có nước và nhiều tháng không có thức ăn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Một loài rắn đào hang chưa từng được khoa học ghi nhận đã được phát hiện ở Paraguay. Cộng đồng động vật bò sát trên thế giới đang dậy sóng vì màu sắc cũng như độ quý hiếm của nó.

Đăng ngày: 24/05/2022
Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng hoành hành ở Rome sau khi phát hiện một cá thể mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đăng ngày: 23/05/2022
Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim có bộ lông đầy màu sắc, rất cuốn hút từng xuất hiện trong bộ phim " Vua sư tử" sau đó trở nên nổi tiếng, đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 23/05/2022
Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Các thành viên trong gia đình sững sờ khi biết con rùa cưng của họ còn sống sau 30 năm.

Đăng ngày: 22/05/2022
Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng

Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng

Chính vì quá đau lòng trước cái chết của đứa con nhỏ mà con voi mẹ đã ôm cái xác suốt nhiều ngày và đi một quãng đường dài băng rừng.

Đăng ngày: 22/05/2022
Tại sao bạch tuộc ăn trứng và gặm tay của mình?

Tại sao bạch tuộc ăn trứng và gặm tay của mình?

Nhiều con vật chết ngay sau khi sinh sản, còn bạch tuộc mẹ lại ăn trứng của mình khi sắp nở, sau đó lại tự cắn xé mình, ăn thịt cánh tay của mình… Tại sao vậy?

Đăng ngày: 22/05/2022
Lươn điện mạnh nhất Trái đất có thể đang nắm giữ

Lươn điện mạnh nhất Trái đất có thể đang nắm giữ "chìa khóa tương lai"

Lươn điện đã truyền cảm hứng cho nhà vật lý Alessandro Volta để ông phát minh ra loại pin đầu tiên, và nó cũng đang " mở đường" cho việc nâng cấp công nghệ pin hiện tại.

Đăng ngày: 21/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News