Làm gì để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở rau quả?

Chỉ rửa thì không thể làm sạch hoàn toàn rau quả. Một phần dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn đọng lại trên bề mặt rau quả. Cách duy nhất là bạn phải gọt vỏ.

Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố kết quả chi tiết các thí nghiệm để chứng minh thuốc bảo vệ thực vật vẫn có thể bám lại trên thực phẩm sau khi rửa.

Làm gì để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở rau quả?
 Chỉ rửa thì không loại bỏ được hết thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh minh họa: Getty).

Họ đã thiết kế một quy trình theo dõi thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả, sử dụng màng cellulo nano và nano bạc (NWCM-Ag) và phát hiện ra rằng chỉ rửa thì không loại bỏ được hết thuốc.

Bằng kỹ thuật soi chụp sử dụng lớp NWCM-Ag, nhóm nghiên cứu kết luận thuốc bảo vệ thực vật có thể xâm nhập qua vỏ vào đến lớp cùi và cách duy nhất giúp giảm bớt ô nhiễm thuốc là gọt vỏ.

Nghiên cứu này là một trong những hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, hướng dẫn cho người tiêu dùng cách bảo vệ sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, trước đây phương pháp rửa kỹ được khuyến nghị để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật nhưng giờ đây họ đề xuất gọt bỏ vỏ mới loại bỏ được gần hết dư lượng thuốc.

Kết quả nghiên cứu này cũng đồng quan điểm với các phát hiện của Báo cáo Tiêu dùng hồi tháng 5/2024, cho biết 20% trong số 59 loại trái cây và rau củ có dư lượng thuốc ở mức độ đáng kể. Báo cáo này dựa trên dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Báo cáo thường niên Chương trình số liệu thuốc bảo vệ thực vật năm 2022 của Bộ Nông nghiệp Mỹ kết luận 99% thực phẩm được kiểm tra có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, Báo cáo Tiêu dùng cho rằng mức cho phép mà các cơ quan chính phủ quy định là quá cao.

Nếu bỏ qua các quy định của pháp luật về các mức độ thế nào là an toàn hay được phép, bạn có thể thấy việc rửa bằng nước không thể loại bỏ hết dư lượng thuốc, và quyết định là ở bạn về việc có gọt vỏ hay không trước khi ăn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại quả là

Loại quả là "vắc xin chống cúm" tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch và chống oxy hoá mạnh mẽ

Loại quả này giàu chất chống oxy hoá, có thể giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

Đăng ngày: 13/08/2024
8 phút

8 phút "lướt" TikTok có thể khiến bạn gặp rối loạn này

Nghiên cứu mới đây cho thấy những người tham gia sử dụng TikTok hơn 2 giờ mỗi ngày có thể gặp phải các hành vi rối loạn, giảm tự tin, và tiếp xúc với các trào lưu kém lành mạnh.

Đăng ngày: 12/08/2024
Bao nhiêu lâu nhuộm tóc một lần, có phải thuốc nhuộm càng đắt tiền thì càng tốt?

Bao nhiêu lâu nhuộm tóc một lần, có phải thuốc nhuộm càng đắt tiền thì càng tốt?

Bao nhiêu lâu nhuộm tóc một lần, có phải thuốc nhuộm càng đắt tiền thì càng tốt khi nhiều người vẫn có thói quen mua thuốc đắt tiền với hi vọng sẽ tốt hơn?

Đăng ngày: 09/08/2024
Gas từ máy điều hòa có gây nguy hại cho sức khỏe?

Gas từ máy điều hòa có gây nguy hại cho sức khỏe?

GS.TS Nguyễn Đức Lợi cho biết, hầu hết các loại gas lạnh là không độc trừ amoniac. Chỉ khi có quá nhiều gas lạnh trong không khí thì có thể bị ngạt do thiếu dưỡng khí.

Đăng ngày: 09/08/2024
Cách tốt nhất giải quyết stress

Cách tốt nhất giải quyết stress "chạm đỉnh": Chỉ cần 10 phút

Một nghiên cứu mới đã xem xét tác động của những phương án " xả stress" khác nhau để chọn cách dễ làm và ít tốn thời gian nhất.

Đăng ngày: 08/08/2024
Mối liên hệ kỳ lạ giữa trò chơi cờ bàn và chứng tự kỷ

Mối liên hệ kỳ lạ giữa trò chơi cờ bàn và chứng tự kỷ

Bằng chứng giai thoại cho thấy người tự kỷ có xu hướng thích trò chơi cờ bàn hơn những người khác. Điều này đã được giải thích bởi một nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 08/08/2024
Australia lo ngại nguy cơ chủng cúm H5N1 làm tuyệt chủng các loài bản địa

Australia lo ngại nguy cơ chủng cúm H5N1 làm tuyệt chủng các loài bản địa

Ngày 6/8, Bộ trưởng Môi trường và Nước Australia Tanya Plibersek cảnh báo một đợt bùng phát chủng cúm gia cầm độc lực cao H5N1 tại nước này có thể khiến các loài bản địa tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News