Làm sao để vết mổ mau lành?

Người bệnh cần giữ vết mổ sạch sẽ, rửa bằng xà bông và nước, lưu ý tư thế sinh hoạt tránh đi lom khom hay nâng đồ vật nặng.

Theo bác sĩ Ngô Bảo Khoa, Khoa Phẫu thuật Tim Mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, sau ca mổ, có bệnh nhân đã khỏe mạnh nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị do nhiễm trùng vết mổ. Đây là biến chứng có thể gặp ở bất kỳ cuộc mổ nào.

Bệnh nhân lớn tuổi, béo phì, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ cao nhiễm trùng vết mổ. Các yếu tố khác như cuộc mổ kéo dài, thao tác mổ không tốt, điều kiện vô trùng không đảm bảo, biến chứng hậu phẫu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.


Giữ vệ sinh vết mổ sạch và khô ráo, chỉ nên dùng xà bông và nước để rửa.

Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ bằng cách giảm cân nếu béo phì, bỏ thuốc lá, tuân thủ chế độ điều trị thuốc và dinh dưỡng. Giữ vệ sinh vết mổ sạch và khô ráo, chỉ nên dùng xà bông và nước để rửa.

"Phát hiện sớm triệu chứng nhiễm trùng vết mổ để điều trị kịp thời giúp hạn chế tình trạng này. Nếu thấy dấu hiệu như vết mổ mở rộng ra, rỉ dịch hay máu, bị đỏ hay ấm lên, sốt, bệnh nhân cần thông báo để bác sĩ kiểm tra", bác sĩ nói.

Bác sĩ Khoa cho biết những tư thế sinh hoạt không đúng cách cũng ảnh hưởng đến vết mổ. Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật có dáng đi lom khom, hai vai đưa ra phía trước, cổ rụt lại để làm giảm sự căng của vết mổ. Tư thế này sẽ gây đau mỏi và ảnh hưởng đến việc lành vết mổ do làm giảm lưu thông máu ở vùng vai và cổ.

Do đó, bệnh nhân cần giữ thân người thẳng, hai cánh tay đong đưa nhẹ nhàng theo bước đi. Cách ngồi dậy an toàn: nằm nghiêng, đưa chân ra khỏi giường và nâng đầu lên, dùng tay để nâng thân mình lên. Khi muốn nằm xuống, người bệnh nên ngồi lên giường, nhấc chân lên, nghiêng người qua một bên và hạ đầu xuống, dùng tay tự đỡ thân mình hạ xuống từ từ.

Bác sĩ Khoa khuyên bệnh nhân không nên vận động quá mạnh trong thời gian xương ức đang lành, khoảng 12 tuần. Trong vòng 6 đến 8 tuần đầu, không nâng đồ vật nặng quá 2kg và không làm những công việc phải lặp đi lặp lại cử động một bên vai như quét, lau nhà...

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp triệu chứng ho. Khi ho, nên đưa tay giữ lấy ngực để hạn chế đau, ảnh hưởng xấu đến vết mổ và cần thông báo cho bác sĩ nếu ho nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News