Làm việc thường xuyên với email dễ bị huyết áp cao
Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Đại học Loughborough, Anh cho hay, thường xuyên làm việc với thư điện tử sẽ gây căng thẳng thường xuyên dễ làm tăng nguy cơ đau tim và huyết áp cao.
Theo tờ Daily Mail của Anh, các nhà khoa học đã khảo cứu huyết áp, nhịp tim, nồng độ cortisol - hormone gây nên cảm giác căng thẳng trong cơ thể của 30 nhân viên tại một cơ quan trực thuộc Vương quốc Anh, những người thường xuyên phải nhận và gửi thư điện tử.
Kết quả cho thấy, có sự liên hệ trực tiếp giữa email và stress khi 92% những người tham gia khảo cứu đều tăng huyết áp và nhịp tim trong khi đọc hoặc sử dụng email, điện thoại. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những nhân viên này khá vui mừng khi nhận được email chứa nội dung hữu ích hoặc một lời cảm ơn từ người khác khi hoàn thành công việc. Nhưng ngược lại, họ tăng stress khi nhận được email gây sức ép trong công việc.
Giáo sư Tom Jackson, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu khẳng định, email trở thành đối tượng nghiên cứu trong nhiều năm qua và đôi khi được coi là một phương tiện thông tin không hữu ích, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Tuy nhiên nếu email được so sánh với các phương tiện giao tiếp khác như điện thoại, các buổi gặp mặt, nó không quá tồi vì đều tăng nguy cơ stress.
Ông khẳng định thêm, chìa khóa để giảm căng thẳng trong công việc là đào tạo các nhân viên sử dụng, kiểm soát tài khoản email của họ tốt hơn. Căng thẳng có thể dẫn tới các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tuyến giáp, suy tim.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Viện sức khỏe nghề nghiệp Phần Lan cho thấy, những người làm việc hơn 8 giờ có nguy cơ mắc bệnh tim từ 40-80%, đặc biệt làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau này. Cũng phải nói thêm, khảo sát này không đi sâu vào các tin nhắn qua mạng xã hội cũng có thể làm tác nhân ảnh hưởng đến cảm xúc của người sử dụng, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn cả email.
Đây là một trong những hệ lụy trực tiếp mà con người hiện đại phải đối mặt trước cuộc sống số. Xét theo khía cạnh nào đó, các thiết bị điện tử vừa là công cụ giúp ta “săn bắn hái lượm” nhưng nó cũng chính là kẻ thù ẩn mặt của con người.
![Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết](https://khoahoc.news/img/n/nhung-nguoi-khong-nen-an-banh-chung-trong-nhung-ngay-tet-YwL1eP.jpg)
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết
Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
![Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư](https://khoahoc.news/img/n/an-banh-chung-bi-moc-de-nhiem-doc-to-gay-ung-thu-tZc5FU.jpg)
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư
Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.
![Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon](https://khoahoc.news/img/n/cach-bao-quan-banh-chung-ngay-tet-thom-ngon-ePWUFm.jpg)
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon
Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.
![Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?](https://khoahoc.news/img/n/nghe-nhac-trong-luc-lam-viec-giup-khai-thong-tam-tri-mo-mang-sang-tao-SKgXj5.jpg)
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?
Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.
![Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm](https://khoahoc.news/img/n/loi-ich-cua-nuoc-dua-ep-uXKD40.jpg)
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm
Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.
![Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng](https://khoahoc.news/img/n/canh-giac-voi-vat-dung-lam-tu-nhua-den-chung-co-the-la-rac-dien-tu-tai-che-chua-kim-loai-nang-matfO1.jpg)
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng
Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?
![Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể](https://khoahoc.news/img/n/chua-lanh-ton-thuong-tim-o-tre-so-sinh-nho-cay-ghep-ty-lap-the-Pndxko.jpg)