Làn da cũng có thể “ghi nhớ” bệnh tật

Tế bào gốc trong da con người có khả năng kì lạ: ghi nhớ vết thương cũng như những tác động khác gây hại cho cơ thể. Theo một nghiên cứu mới thì những “kí ức” này được sử dụng để giúp vết thương nhanh lành hơn.

Chắc chắn, tế bào gốc không có khả năng tạo ra bộ nhớ giống như não, nhưng chúng có thể ghi lại những kinh nghiệm trong quá khứ để cải thiện quá trình hồi phục vết thương trong tương lai. Nhưng đôi khi khả năng này cũng mang lại kết quả tiêu cực.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Rockefeller ở New York cho biết: đây là những bằng chứng đầu tiên cho thấy da có thể hình thành kỉ niệm về chứng sưng viêm. Dựa vào đó, các chuyên gia có hiểu biết tốt hơn để điều trị bệnh nhân trong nhiều điều kiện.

Elaine Fuchs - một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Bằng cách ghi nhớ những trải nghiệm với chứng sưng viêm, làn da có thể duy trì tính toàn vẹn của nó - một tính năng có lợi trong quá trình chữa lành các vết thương. Tuy nhiên, bộ nhớ này thỉnh thoảng cũng gây ra các phản ứng bất lợi, ví dụ như góp phần tái phát các chứng viêm như bệnh vẩy nến”.

Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến là do các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường, gây ra những vết xước, tổn thương da và có thể gây ngứa. Nghiên cứu mới có thể được áp dụng để làm chậm quá trình phản ứng nhanh của da và kiểm soát vấn đề.

Làn da cũng có thể “ghi nhớ” bệnh tật
Làn da có thể ghi nhớ bệnh tật. (Ảnh: Rockefeller University).

Từ lâu, chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có khả năng ghi lại các sự cố viêm sưng để cơ thể "chuẩn bị" tốt hơn trong lần bị bệnh sắp tới trong tương lai. Da cũng có một cơ chế tương tự. Khả năng này của da liên quan đến những khu vực mà tế bào gốc được sử dụng để sửa chữa hư hại, giống như ruột.

Nhà nghiên cứu Samantha B. Larsen cho biết: "Đã từ lâu, các tế bào miễn dịch được cho là có khả năng bảo vệ cơ thể khởi bệnh sưng viêm. Tuy nhiên, không chỉ có một mình tế bào miễn dịch, tế bào gốc cũng là một trợ thủ đắc lực trong chuyện quá trình này”.

Các xét nghiệm trên chuột đã chỉ ra: ở những vị trí làn da đã bị tổn hại trước đó, vết thương khép miệng nhanh hơn gấp 2 lần, dù cho lần sưng viêm trước đã cách tận 6 tháng. Kết quả này chứng tỏ các tế bào gốc đã được “huấn luyện” tốt hơn sau mỗi lần bị bệnh.

Những thí nghiệm tiếp theo cho thấy: chứng sưng viêm kích hoạt một quá trình khiến một số gen trong nhiễm sắc thể của tế bào trở nên dễ tiếp cận và dễ bảo hơn. Vì vậy chúng có thể được “khởi động” nhanh hơn để đối phó với bệnh tật của lần tiếp theo.

Nói cách khác, chứng viêm làm cho các tế bào cảnh giác cao hơn và sự cảnh giác này sẽ được duy trì thường xuyên. Một nhà nghiên cứu cho biết: Gene Aim2 – có trong protein cảm nhận về "tổn thương và nguy hiểm” đóng vai trò quan trọng cho toàn bộ quá trình này. Sau khi được kích hoạt trong lần viêm đầu tiên, nó có thể nhanh chóng cung cấp các tế bào gốc chữa lành vết thương cho lần kế tiếp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra: hầu hết tế bào trên da chúng ta không tồn tại đủ lâu để nhớ hết các bệnh nhiễm trùng vì chúng thường xuyên bị cơ thể thải ra ngoài. Chính các tế bào gốc ở sâu hơn trong lớp biểu mô mới là thứ thực hiện chức năng này.

Tất cả những phát hiện trên đều hữu ích cho các nhà khoa học để tìm hiểu chính xác những chuyển biến ở trên da: khi bị đứt tay, bị cháy nắng, hoặc bất cứ điều gì gây ra chứng sưng viêm. Chúng không chỉ bảo vệ cơ thể theo cách thông thường, mà còn chống lại bệnh tật ở những cấp cao hơn.

Nhà nghiên cứu Shruti Naik nói: "Việc hiểu biết về quá trình chứng sưng viêm ảnh hưởng đến tế bào gốc và các thành phần khác của mô sẽ thay đổi rõ rệt nhận thức của chúng ta về nhiều bệnh, bao gồm ung thư. Nhiều liệu pháp chữa trị mới sẽ ra đời từ nghiên cứu này".

Toàn bộ nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
6 lời khuyên của các tiếp viên hàng không về chứng say máy bay

6 lời khuyên của các tiếp viên hàng không về chứng say máy bay

Say máy bay - một hội chứng vốn không phổ biến như say tàu xe, nhưng vẫn là nỗi ám ảnh của khá nhiều người.

Đăng ngày: 23/10/2017
Những điều bạn chưa biết về bệnh vú to ở đàn ông

Những điều bạn chưa biết về bệnh vú to ở đàn ông

Vú to ở nam giới là bệnh khá thường gặp. Khoảng một nửa trường hợp vú to ở đàn ông không tìm ra nguyên nhân.

Đăng ngày: 23/10/2017
Thêm một liệu pháp gene điều trị ung thư máu được cấp phép tại Mỹ

Thêm một liệu pháp gene điều trị ung thư máu được cấp phép tại Mỹ

Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ đã cấp phép cho liệu pháp gene thứ hai để chữa trị bệnh ung thư máu. Đây được xem là bước tiến mới trong nghiên cứu điều trị các căn bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 23/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News