Lần đầu chụp được ảnh cầu vồng bậc 4 trên bầu trời
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên chụp được hình ảnh của cầu vồng “bậc 4”, với 4 cầu vồng được tạo ra trên bầu trời do sự bẻ cong ánh sáng đi qua nước và không khí.
>>> Cầu vồng lạ trong đêm
>>> Ngắm cầu vồng sương mù độc đáo
Thông thường, sự khúc xạ ánh sáng chỉ tạo ra cầu vồng bậc 2 có thể nhìn thấy được. Cho đến tận bây giờ, chưa từng ai nhìn thấy vòng cung thứ 3 hay thứ 4 của cầu vồng trên bầu trời.
Sự hình thành của cầu vồng thường do sự khúc xạ, bẻ cong ánh sáng mặt trời qua những giọt nước mưa. Các màu sắc của ánh sáng trắng bị tán xạ trong quá trình này bởi chúng có tốc độ di chuyển khác nhau trong nước. Ánh sáng tán xạ sẽ tập trung thành 1 vòng cung đối diện với mặt trời và xuất hiện ở điểm mà mắt thường có thể quan sát được, đó chính là cầu vồng.
Tuy nhiên, 1 số ánh sáng có xu hướng thoát ra nhanh khỏi quá trình tán xạ, bị bẻ cong theo 1 góc khác và tạo nên chiếc cầu vồng thứ 2. Thậm chí, 1 tỉ lệ nhỏ hơn các tia sáng còn tạo nên chiếc cầu vồng thứ 3 và thứ 4. Do tỉ lệ này rất nhỏ, nên cầu vồng cấp 3 và 4 thường rất mờ nhạt và khó có thể nhìn thấy hoặc chụp ảnh lại được.
Hình ảnh cầu vồng bậc 4 rất khó quan sát bằng mắt thường
và không có gì khác biệt so với bình thường.
Mới đây, hình ảnh của cầu vồng bậc 4 đã được chụp lại và đăng tải trên tạp chí khoa học Applied Optics (Mỹ). Tuy nhiên, hình ảnh của cầu vồng bậc 3 và bậc 4 không hiển thị thực sự rõ ràng, mà phải qua những quá trình xử lý ảnh và phóng lớn mới có thể nhận thấy sự hiện diện. Điều này là do 2 cầu vồng bậc 3 và bậc 4 có khoảng cách xa hơn so với những chiếc cầu vồng đôi thông thường.
Raymond Lee, tác giả của hình ảnh được đăng tải và là một nhà khí tượng học tại Học viện Hải quân Mỹ, đã từng chụp được 5 hình ảnh ví dụ minh họa cho sự hiện diện của cầu vồng bậc 4. Ông Lee đã nghiên cứu để rút ra các điều kiện để có thể xảy ra cầu vồng bậc 4 và tìm đến những nơi đáp ứng đủ điều kiện đó để “săn” ảnh cầu vồng.
Chỉ khi qua quá trình xử lý đặc biệt mới nhận ra
được sự hiện diện của cầu vồng thứ 3 và thứ 4
Theo đó, ông Lee cho biết có thể tìm thấy cầu vồng bậc 4 ở những nơi có nhiều mây đen sau cơn bão, và có những giọt nước mưa với kích cỡ đồng đều. Bởi vì cầu vồng bậc 4 thường rất mờ nhạt, nhiều bức ảnh đã phải trải qua các quá trình xử lý đặc biệt mới có thể nhìn thấy sự hiện diện của cầu vồng.
Đây là lần đầu tiên hình ảnh cầu vồng bậc 4 được ghi lại. Hồi tháng 5/2011, Michael Grossman, thành viên của Hiệp hội quan sát các hiện tượng khi quyển Đức, cũng đã “săn” được những hình ảnh cầu vồng bậc 3 và tìm thấy chúng trên bầu trời sau 1 cơn bão ở thành phố Kaempfelbach, tây nam nước Đức.
Sau đó, vào tháng 6, một “thợ săn cầu vồng” khác, Michael Theusner, cũng đã chụp được hình ảnh cầu vồng bậc 3 tại thành phố Bremerhaven, miền bắc nước Đức.
Thật không may, vì các điều kiện xuất hiện hiếm hoi và khoảng cách xa của cầu vồng bậc 3 và bậc 4 trên bầu trời nên chúng trở nên gần như là vô hình đối với mắt thường của người quan sát. Tuy nhiên, đây cũng là hình ảnh chụp được đầu tiên cầu vồng bậc 4 của các “thợ săn cầu vồng”.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
