Lần đầu ghi hình cá mập trắng chào đời trong tự nhiên

Con cá mập trắng non dài 1,5m được drone ghi hình ngoài khơi California với chất lạ màu trắng sữa bao phủ toàn thân.


(Video: Carlos Gauna)

Nhà quay phim Carlos Gauna và nhà sinh vật học kiêm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học California, Riverside Phillip Sternes theo dõi những con cá mập bằng drone vào ngày 9/7/2023 ở ngoài khơi Santa Barbara. Sau khi quay một vài con cá mập trắng lớn hơn, họ bất ngờ trông thấy một con cá mập hình dáng khác thường chui ra khỏi lớn bùn. Con vật chỉ dài 1,5 m với những chiếc vây tròn và bụ bẫm, khiến bộ đôi lập tức nhận ra họ đang quan sát một con cá mập cực nhỏ. So với nó, cá mập trắng trưởng thành có thể dài 6,4m. Khi drone phóng to hình ảnh, nó ghi lại lớp màng màu trắng sữa rơi ra từ đuôi cá mập trong lúc bơi.

Dù không ai có thể biết chắc chất lỏng màu trắng là gì, Sternes suy đoán đó có thể là một dạng "sữa" dùng để nuôi dưỡng cá mập trong tử cung. Một khả năng khác là con cá mập có bệnh về da chưa từng được mô tả trước đây.

Lần đầu ghi hình cá mập trắng chào đời trong tự nhiên
Cá mập trắng mới chào đời bơi ngoài khơi California.

"Cả hai trường hợp đều có ý nghĩa quan trọng", Sternes, tác giả nghiên cứu công bố hôm 29/1 trên tạp chí Environmental Biology of Fishes, cho biết. "Điều này cực kỳ hiếm gặp. Vị trí cá mập trắng sinh con vẫn cực kỳ bí ẩn đối với cộng đồng khoa học. Chúng tôi nghĩ hiện giờ đã có manh mối. Nếu đó là vị trí sinh sản, cần phải cân nhắc khía cạnh bảo tồn".

Tuy nhiên, Skomal nhấn mạnh không nên đưa ra bất kỳ kết luận quan trọng nào dựa trên thước phim. Hình ảnh dường như chỉ ra con cá mập mới chào đời. Khu vực ngoài khơi California cũng được cho là vườn ươm cá mập bởi những con cá mập một năm tuổi từng được ghi hình tại đây. Màu sắc, hình dáng, kích thước và chất dịch màu trắng sữa đều cho thấy con cá mập cực kỳ nhỏ.

Cá mập trắng lớn nằm trong danh mục từ dễ tổn thương tới tuyệt chủng, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Số lượng cá mập trắng trên thế giới đang sụt giảm. Tìm hiểu nhiều hơn về nơi chúng khởi đầu cuộc sống sẽ là thông tin thiết yếu giúp các nhà khoa học tìm cách bảo vệ tương lai của loài vật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thói quen 3.000 năm tuổi của rùa Địa Trung Hải chứng minh cho câu nói

Thói quen 3.000 năm tuổi của rùa Địa Trung Hải chứng minh cho câu nói "miếng ngon nhớ lâu"

Một nghiên cứu cho thấy loài đồi mồi dứa lưu giữ thói quen 3.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 30/01/2024
Cá heo mũi chai tìm cách giết lợn biển non

Cá heo mũi chai tìm cách giết lợn biển non

Belize- Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân cá heo mũi chai tìm cách quấy rối, húc và cắn chết lợn biển Antillean non.

Đăng ngày: 29/01/2024
Cá voi con trộm sữa của cá voi cái khác

Cá voi con trộm sữa của cá voi cái khác

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tây Australia lần đầu tiên quan sát cá voi con bú trộm sữa của cá voi cái không phải mẹ ruột để tranh thủ thêm sữa và dưỡng chất.

Đăng ngày: 29/01/2024
Loài cá ở biển Việt Nam có

Loài cá ở biển Việt Nam có "bộ giáp" khiến kẻ săn mồi phải dè chừng

Đó là cá quả thông, loài cá có vảy lớn, rất cứng và dày như đang mặc một bộ áo giáp, giúp chúng tránh được mọi kẻ săn mồi dưới đáy đại dương.

Đăng ngày: 29/01/2024
Hung thần cá voi khiến thủy thủ Constantinope khiếp sợ

Hung thần cá voi khiến thủy thủ Constantinope khiếp sợ

Một con cá voi dài gần 14 m từng tấn công vô số tàu thuyền ra vào Constantinople, kinh đô của đế quốc Đông La Mã.

Đăng ngày: 23/01/2024
Nhiệt độ các đại dương lại

Nhiệt độ các đại dương lại "xô đổ" các kỷ lục được thiết lập trước đó

Teho nhóm nhà khoa học đa quốc gia, so với năm 2022, phần nước bề mặt dày 2.000m trên các đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi 2,3 tỷ bể bơi kích thước chuẩn Olympic.

Đăng ngày: 21/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News