Lần đầu ghi hình sên treo mình giống nhện

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi hình sên Lehmannia nyctelia treo mình trên không trung nhờ một sợi tơ làm từ dịch nhầy.

Nhện có thể đu xuống mặt đất nhờ những sợi tơ nhỏ. Sên Lehmannia nyctelia dường như cũng học được cách di chuyển tương tự, Independent hôm 25/2 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Austral Ecology.

John Gould, nhà sinh thái học tại Đại học Newcastle, tình cờ phát hiện hành vi kỳ lạ của Lehmannia nyctelia khi đang nghiên cứu ếch trên đảo Kooragang, bang New South Wales, Australia.

Lần đầu ghi hình sên treo mình giống nhện
Sên treo mình giống nhện.

Sên có thể đu xuống đất giống như nhện, nhưng thay vì tơ nhện, nó treo mình bằng sợi tơ từ dịch nhầy. Một điểm khác biệt quan trọng nữa mà nhóm chuyên gia tại Đại học Newcastle quan sát được là sợi tơ cũng kéo dài đến mặt đất phía dưới, khiến con sên trông như đang bò trên một cây cầu thẳng đứng.

Những sợi tơ này có thể đóng vai trò là phương tiện di chuyển, giúp sên di chuyển nhanh giữa những bề mặt có độ cao khác nhau. Trong video, sên xoay mình giữa không trung và dần dần hạ xuống mặt đất, sau đó bò đi.

Quan sát mới trái với các báo cáo trước đây về hành vi tiết tơ nhầy ở Lehmannia nyctelia và các loài sên đất, nhóm nghiên cứu cho biết. Các báo cáo cũ cho rằng sên chỉ treo mình ở một đầu tơ, đầu còn lại dính với bề mặt phía trên.

Một số loài sên khác, ví dụ sên báo (Limax maximus), tiết ra tơ nhầy để treo lơ lửng theo cặp trong lúc giao phối. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trường hợp sên đơn độc dùng tơ nhầy làm phương tiện di chuyển.

Việc tạo tơ nhầy dính với cả bề mặt phía trên lẫn phía dưới giúp giảm sự dao động khi sên bò xuống, nhất là lúc trời nhiều gió. Điều này có thể khiến sợi tơ đứt sớm, nhóm nghiên cứu giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim quý tái xuất sau gần 200 năm biến mất bí ẩn

Loài chim quý tái xuất sau gần 200 năm biến mất bí ẩn

Một loài chim biến mất cách đây hơn 170 năm bất ngờ xuất hiện trở lại khiến các nhà bảo tồn kinh ngạc.

Đăng ngày: 27/02/2021
Loài rắn kỳ dị rạch bụng ếch sống để ăn nội tạng

Loài rắn kỳ dị rạch bụng ếch sống để ăn nội tạng

Các nhà sinh vật học phát hiện hành vi kiếm ăn kỳ lạ của hai loài rắn Oligodon không có nọc độc ở châu Á.

Đăng ngày: 27/02/2021
Kỳ lạ con cá phải

Kỳ lạ con cá phải "mặc" áo phao để bơi

Để có thể bơi lội như đồng loại chú cá vàng phải “mặc” một chiếc áo phao đặc biệt.

Đăng ngày: 26/02/2021
Giải mã bí ẩn về cách dơi tìm kiếm bạn tình trong bóng đêm

Giải mã bí ẩn về cách dơi tìm kiếm bạn tình trong bóng đêm

Những con dơi đực tiết ra hỗn hợp dung dịch nặng mùi từ nước bọt, phân, nước tiểu và tinh dịch để thu hút con cái.

Đăng ngày: 26/02/2021
Các nhà khoa học choáng váng khi thấy cá dìm chết chim sẻ non để ăn thịt

Các nhà khoa học choáng váng khi thấy cá dìm chết chim sẻ non để ăn thịt

Khi tổ chim sẻ bị ngập trong đợt triều cường cao ở vùng ven biển Georgia, một con cá nhân cơ hội nhảy vào ăn thịt chim non mới nở.

Đăng ngày: 25/02/2021
Phát hiện thằn lằn núi sống ở độ cao kỷ lục 5.400 mét

Phát hiện thằn lằn núi sống ở độ cao kỷ lục 5.400 mét

Trên dãy Andes của Peru, các nhà khoa học đã phát hiện một con thằn lằn sống ở độ cao 5.400 mét, tiếp xúc với nhiệt độ lạnh giá, bức xạ cực tím mạnh và lượng oxy thấp.

Đăng ngày: 25/02/2021
Phát hiện loài động vật mới có khả năng phát quang sinh học trong bóng tối

Phát hiện loài động vật mới có khả năng phát quang sinh học trong bóng tối

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài động vật có vú mới có tên springhare, một loài gặm nhấm lớn và khác thường có khả năng phát quang sinh học trong đêm tối.

Đăng ngày: 25/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News