Lần đầu phát hiện trứng him hồng hạc 12.000 năm ở châu Mỹ
Trứng chim hồng hạc hóa thạch dài 93,491mm, rộng 55,791mm với các hoa văn được lưu giữ đặc biệt tốt.
Các chuyên gia phát hiện hóa thạch trứng chim hồng hạc cổ đại gần công trường xây dựng Sân bay Quốc tế Felipe Ángeles mới ở Santa Lucía, Mexico, IFL Science hôm 4/8 đưa tin. Đây là trường hợp thứ hai về trứng chim hồng hạc hóa thạch được ghi nhận trên thế giới và là lần đầu tiên hóa thạch như vậy được tìm thấy tại châu Mỹ.
Phát hiện trứng chim hồng hạc hóa thạch ở Mexico. (Ảnh: José Alberto Cruz Silva/INAH)
Việc phát hiện trứng hóa thạch từ bất cứ loài chim nào trong thế Pleistocene (còn gọi là thế Canh Tân, diễn ra cách đây khoảng 2,6 triệu năm - 11.700 năm) ở cả Bắc và Nam Mỹ đều cực kỳ hiếm. Trứng của các loài hải âu, bồ nông và sếu tuyệt chủng từng được tìm thấy rải rác ở châu Mỹ, nhưng hóa thạch hồng hạc thường chỉ giới hạn ở những hồ nước cổ tại Trung Mexico. Chim hồng hạc hiện đại phân bố ở Bắc Mỹ, cách xa những hồ nước cổ dọc theo bán đảo Yucatan và khu vực đông nam nước Mỹ.
Hồng hạc thuộc họ chim Phoenicopteridae, và trước phát hiện ở Mexico, những quả trứng Phoenicopteridae hiếm hoi được biết đến trên thế giới là 5 quả trứng phát hiện ở Tây Ban Nha. Dựa vào những dấu tích khác được tìm thấy ở cùng địa điểm, quả trứng ở Mexico nhiều khả năng tồn tại từ cuối thế Pleistocene muộn hoặc đầu thế Holocene (còn gọi là thế Toàn Tân, diễn ra từ 11.700 năm trước đến ngày nay).
Để xác định quả trứng thuộc về chim hồng hạc, nhóm nghiên cứu đã so sánh kích thước, chiều rộng, kiểu vỏ trứng và hình dạng chung với các loài khác và xem nhóm động vật nào có khả năng tạo ra nó. Quả trứng dài 93,491 mm và rộng 55,791 mm ở điểm rộng nhất. Các hoa văn trên trứng được lưu giữ cực kỳ tốt và trông tương tự trứng của thiên nga lãnh nguyên, nhưng trứng thiên nga lớn hơn nhiều.
Bằng cách so sánh các yếu tố này với trứng của nhiều loài vật, nhóm nghiên cứu kết luận đây là trứng hồng hạc chứ không phải của sếu hay các loài khác. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Historical Biology.
Theo nhóm nhà khoa học, sự hiện diện của trứng chim hồng hạc cho thấy một hồ nước cổ đại có độ mặn cao từng tồn tại ở nơi nó được tìm thấy vào cuối thế Pleistocene. Một địa điểm tương tự gần đó mang tên hồ Chalco, có niên đại 12.000 - 8.000 năm, cũng là bằng chứng cho thấy trứng chim hồng hạc tồn tại từ thời kỳ này.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.
