Lần đầu phát hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm tại vùng Nam Cực

Các nhà khoa học lâu nay lo ngại nguy cơ bùng phát một đợt dịch cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) tồi tệ nhất trong lịch sử tại Nam Cực, nơi sinh sản chính của nhiều loài chim.

Các chuyên gia Anh lần đầu tiên phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm tại vùng Nam Cực, làm dấy lên lo ngại virus độc lực cao này có thể là mối đe dọa đối với chim cánh cụt và các loài động vật nơi đây.

Lần đầu phát hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm tại vùng Nam Cực
Chim biển skua và chim cánh cụt tại Nam Cực. (Nguồn: The Guardian).

Cơ quan khảo sát Nam cực của Anh cho biết đã lấy các mẫu bệnh phẩm từ những con chim biển skua màu nâu sau khi chúng chết trên Đảo Bird ở Nam Gruzia, một lãnh thổ hải ngoại của Anh ở phía Đông mũi Nam Mỹ và phía Bắc vùng đất chính của Nam Cực.

Các mẫu bệnh phẩm được gửi tới Anh xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm.

Cơ quan này cho rằng nhiều khả năng nguồn gốc lây bệnh là các loài chim di cư trong hành trình trở về từ cuộc di cư tới Nam Mỹ - nơi đã ghi nhận lượng lớn chim nhiễm virus cúm gia cầm.

Các nhà khoa học lâu nay lo ngại nguy cơ bùng phát một đợt dịch cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) tồi tệ nhất trong lịch sử tại Nam Cực, nơi sinh sản chính của nhiều loài chim.

Kể từ giữa năm 2021, các đợt dịch bùng phát quy mô lớn bắt đầu lan rộng về phía Nam đến các khu vực chưa bị ảnh hưởng trước đây bao gồm Nam Mỹ, dẫn đến cái chết hàng loạt ở các loài chim hoang dã và hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy.

Trường hợp cúm gia cầm ở người rất hiếm gặp, và những trường hợp mắc bệnh thường do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm virus.

Đầu tháng 10, Campuchia ghi nhận trường hợp bệnh nhi 2 tử vong do cúm gia cầm. Đây là ca tử vong thứ ba do cúm gia cầm ghi nhận tại nước này trong năm nay.

Việc virus được phát hiện ngày càng nhiều ở loài động vật có vú, làm dấy lên lo ngại rằng virus này có thể biến đổi thành một phiên bản dễ lây truyền từ người sang người hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loại quả quý là

Một loại quả quý là "thuốc làm sạch thận, chống ung thư tự nhiên": Rất sẵn ở Việt Nam!

Không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư, loại quả này còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe.

Đăng ngày: 24/10/2023
AI có thể chẩn đoán người mắc tiểu đường trong 10 giây nhờ… giọng nói

AI có thể chẩn đoán người mắc tiểu đường trong 10 giây nhờ… giọng nói

Các nhà nghiên cứu y tế Canada đã đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ sau 6 - 10 giây, thông qua giọng nói của bệnh nhân.

Đăng ngày: 24/10/2023
Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Nghiên cứu mới của ĐH Harvard cho thấy những người ăn nhiều hơn 2 phần thịt đỏ mỗi tuần (tương đương 140g), nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn người tiêu thụ ít.

Đăng ngày: 24/10/2023
Ba cách đơn giản loại bỏ vi khuẩn E-Coli trong nước

Ba cách đơn giản loại bỏ vi khuẩn E-Coli trong nước

Trước tình trạng khủng hoảng nước tại một số nơi ở Hà Nội, tiến sĩ Vũ Thị Tần (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chỉ các cách xử lý nước nhiễm khuẩn E-Coli ngay tại nhà.

Đăng ngày: 23/10/2023
Loại cây được ví như “nhân sâm của người nghèo” giúp điều trị xương khớp, thanh nhiệt cơ thể

Loại cây được ví như “nhân sâm của người nghèo” giúp điều trị xương khớp, thanh nhiệt cơ thể

Đây là loại cây được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Đăng ngày: 23/10/2023
Dầu cá hay dầu nhuyễn thể tốt hơn?

Dầu cá hay dầu nhuyễn thể tốt hơn?

Dầu nhuyễn thể được cho là dễ hấp thụ hơn, chứa nhiều chất chống oxy hóa và tốt cho tim mạch hơn dầu cá, tuy nhiên giá thành cao hơn dầu cá khoảng 10 lần.

Đăng ngày: 22/10/2023
Loại rau được ví

Loại rau được ví "như tác phẩm nghệ thuật", vừa bổ tim vừa chống ung thư tự nhiên

Loại rau này có hình dáng vô cùng lạ mắt, có tác dụng góp phần ngăn ngừa nhiều loại ung thư, tốt cho xương khớp và tiêu hóa.

Đăng ngày: 22/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News