Lần đầu tiên giới khoa học vẽ được bản đồ khứu giác con người

Cuối cùng thì các nhà khoa học Israel đã giải mã được bí ẩn bấy lâu về quy trình xử lý và truyền tải thông tin tiếp nhận mùi trong não bộ con người để cả hai nửa của cơ thể đều cảm nhận mùi như nhau.

Đặc biệt, đây sẽ là cánh cửa mở ra hy vọng chữa trị căn bệnh động kinh, một chứng rối loạn liên quan trực tiếp tới quy trình truyền thông tin trong não bộ.

Việc có thể ngửi được nhiều mùi vị khác nhau luôn được coi là một giác quan của con người nhưng chưa bao giờ được khoa học giải mã.

Nhiều năm qua giới khoa học đã vẽ được bản đồ của các giác quan khác nhưng chưa có một bản đồ khứu giác nào được tìm ra. Và các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bar-Ilan, miền Trung Israel, đã trở thành những tác giả đầu tiên vẽ lên bản đồ này.


Các nhà khoa học Israel lần đầu tiên đã vẽ được bản đồ khứu giác con người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Israel, ngay từ khi hành khứu giác bắt đầu tiếp nhận những thông tin mùi đầu tiên thì bên trong não bộ đã diễn ra quy trình sắp xếp và truyền thông tin một cách trình tự ở cả hai bên não.

Trước tiên, để thực hiện quy trình này, hành khứu giác xử lý các thông tin mùi vị tiếp nhận được từ lỗ mũi thành những thông điệp dạng như tin nhắn điện tử để truyền qua các nơron thần kinh trong não bộ. Và sau đó, nhờ sự kết nối giữa khu vực hành khứu giác này với cả hai bên thùy não và hai bên lỗ mũi, những tin nhắn" này được truyền tới cả hai bên cơ thể.

Cụ thể, nếu bên lỗ mũi trái tiếp nhận một mùi vị thì những thông tin về mùi vị này sẽ xuất hiện trong hành khứu giác trái và truyền tới thùy não chịu trách nhiệm điều khiển nửa cơ thể bên trái. Và nhờ sự kết nối liên thông trên, những thông tin về mùi được truyền đi và giúp phía lỗ mũi bên phải và phần cơ thể bên phải cảm nhận mùi tương tự. Nói cách khác, một mùi khi đi vào cơ thể sẽ kích thích một nhóm tế bào hoạt động và nhóm tế bào này sẽ kích thích nhóm tế bào tương tự ở nửa bên kia của cơ thể cùng hoạt động.

Những kết quả này được đánh giá là rất hữu ích trong nghiên cứu bệnh động kinh, một dạng rối loạn liên quan tới vấn đề truyền thông tin giữa các vùng trong não bộ và giữa hai thùy não. Nhóm nghiên cứu tin rằng khi tìm hiểu sâu hơn về hình thức kết nối giữa hai thùy não thì hoàn toàn có thể tìm ra cách chữa căn bệnh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News