Lần đầu tiên, hình ảnh 3D về cấu trúc bên trong kim tự tháp được tiết lộ
Bằng việc sử dụng phương pháp quét 3D laser, tia vũ trụ... các chuyên gia Ai Cập đã xây dựng hình ảnh đa chiều đầu tiên về cấu trúc bên trong kim tự tháp.
Giải mã kim tự tháp Ai Cập cổ đại luôn là mục tiêu nhắm tới của các nhà khảo cổ học. Nhiều tài liệu đã đưa thông tin về các báu vật, những chiếc bẫy và đường hầm bí mật tồn tại bên trong kim tự tháp. Nhưng các chuyên gia vẫn mong muốn được ghi lại những hình ảnh thật nhất về điều kỳ bí ẩn giấu trong kim tự tháp này.
Giải mã kim tự tháp Ai Cập luôn là mục tiêu nhắm tới của các nhà khảo cổ học.
Mới đây, bằng việc sử dụng công nghệ cảm ứng nhiệt, quét 3D bằng laser, thiết bị phát hiện "tia vũ trụ" - các chuyên gia Ai Cập và nước ngoài đã dần làm sáng tỏ được bí ẩn trong kỳ quan cổ đại này.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị phát hiện "tia vũ trụ" để thiết lập bản đồ cấu trúc bên trong kim tự tháp Bent 4.600 năm tuổi, nằm 40km (25 dặm) về phía nam Cairo và được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu.
Cấu trúc bên trong kim tự tháp Bent.
Để nhìn sâu bên trong kim tự tháp, nhóm nghiên cứu đã đặt một tấm phim nhũ bên trong buồng dưới của kim tự tháp để bắt "muon" - hạt tồn tại trong khí quyển. Sau 40 ngày, các tấm phim này sẽ được thu thập và phát triển.
Khi phân tích đã được hoàn tất, nhóm nghiên cứu đã có một bản đồ hoàn chỉnh cấu trúc bên trong các kim tự tháp.
Các nhà nghiên cứu đã có một bản đồ hoàn chỉnh cấu trúc bên trong các kim tự tháp.
Mehdi Tayoubi, chủ tịch Viện Bảo tồn di sản cho biết, những tấm phim đặt bên trong các kim tự tháp thu thập dữ liệu trên các hạt X quang được gọi là "muon". "Muon" tồn tại trong bầu khí quyển Trái đất, lọt qua các khoảng trống, có thể được hấp thụ bởi các tảng đá lớn, dày...
Lần đầu tiên, các cấu trúc bên trong của một kim tự tháp đã được tiết lộ bởi các hạt muon. Các hình ảnh thu được cho thấy căn buồng bí mật của kim tự tháp nằm ở khoảng sâu 18 mét. Nó có hai lối vào, dẫn ra hai hành lang nhỏ, xếp chồng lên nhau.
Hình ảnh thu được cho thấy căn buồng bí mật của kim tự tháp nằm ở khoảng sâu 18 mét.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng các hạt muon để lập bản đồ bên trong các kim tự tháp.
Các cấu trúc bên trong của một kim tự tháp đã được tiết lộ bởi các hạt muon.
Quay trở lại thập niên1960, một nhà khoa học tên Luis Alvarez sử dụng một kỹ thuật tương tự để tìm căn buồng ẩn bên trong Kim tự tháp Chephren Giza, nhưng công nghệ này thời đó chưa đủ nhạy để phát hiện bất kỳ chi tiết nào.
Hiện các chuyên gia vẫn đang tiếp tục thu thập và sớm công bố phát hiện của mình tại Ai Cập.