Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen

Theo Space, các nhà thiên văn học có thể đã lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng từ hai hố đen va chạm.

Các hố đen vũ trụ hoàn toàn tối và do đó không thể quan sát bằng các kính thiên văn phát hiện ánh sáng. Cho đến nay, cách duy nhất để các nhà thiên văn có thể quan sát các hố đen va chạm là nghiên cứu các sóng hấp dẫn thu được.

Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen
Hình ảnh hai hố đen hợp nhất. (Ảnh: Caltech/R. Hurt (IPAC)).

Sóng hấp dẫn là những dao động trong cấu trúc thời gian – không gian, được tạo ra bởi những va chạm mạnh giữa các thiên thể có khối lượng lớn như hố đen và neutron. Kể từ lần đầu tiên phát hiện sóng hấp dẫn vào năm 2015, các nhà khoa học đã quan sát sóng hấp dẫn, tìm hiểu nguồn gốc và các vật thể va chạm có thể đã tạo ra chúng.

Vì các hố đen có lực hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra, nên chúng rất khó quan sát và các nhà thiên văn học vẫn chưa xác định được bằng mắt thường một vụ va chạm giữa hai hố đen.

Theo một tuyên bố từ NASA, trong khi các hố đen hoàn toàn tối, có những giả thuyết cho rằng các vụ va chạm hoặc hợp nhất giữa các hố đen có thể tạo ra tín hiệu ánh sáng xuyên qua một vật chất bao quanh chúng bằng cách khiến vật chất phát xạ. Một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng Cơ sở Zwicky Transient (ZTF) tại Đài quan sát Palomar ở California cho rằng họ có thể đã phát hiện ra một tín hiệu ánh sáng như vậy.

Sóng hấp dẫn được tạo ra bởi sự hợp nhất giữa các hố đen được các nhà khoa học phát hiện vào ngày 21/5/2019 bằng cách sử dụng hai thiết bị dò sóng hấp dẫn khác nhau. Sóng hấp dẫn mà họ phát hiện bắt nguồn từ một sự kiện va chạm được đặt tên là GW190521g. Các nhà khoa học cho rằng GW190521g có thể là vụ va chạm giữa hai hố đen.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng ZTF để quan sát vũ trụ và tìm kiếm tín hiệu ánh sáng từ vụ va chạm này. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên ánh sáng được sử dụng để làm bằng chứng về việc hai hố đen va chạm và tạo ra sóng hấp dẫn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Tỉ phú Elon Musk cho biết hôm 30-11 một số vệ tinh Starlink của Công ty SpaceX đã phải né các mảnh vỡ từ vụ thử tên lửa của Nga.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tìm thấy phiên bản tương phản của Trái đất, một năm chỉ dài 8 giờ

Tìm thấy phiên bản tương phản của Trái đất, một năm chỉ dài 8 giờ

GJ 367b là một trong những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện và có những tính chất không tưởng, y hệt một viên đạn sắt và hoàn thành 1 quỹ đạo quanh sao mẹ chỉ trong 8 giờ.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tiểu hành tinh khổng lồ mạnh gấp 600 lần bom hạt nhân sắp bay qua Trái đất

Tiểu hành tinh khổng lồ mạnh gấp 600 lần bom hạt nhân sắp bay qua Trái đất

Theo các nhà quan sát, tiểu hành tinh có tên 2018 AH, sẽ bay ngang qua Trái đất vào ngày 27/12.

Đăng ngày: 03/12/2021
Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ

Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ

Nano Dragon, vệ tinh được chế tạo 100% tại Việt Nam chưa bắt được tín hiệu từ mặt đất sau 22 ngày tách khỏi tên lửa đẩy.

Đăng ngày: 03/12/2021
Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Giới thiên văn học phát hiện cặp siêu hố đen gần Trái đất nhất từ trước tới nay, có điều cặp đôi này đang trên bờ vực va chạm.

Đăng ngày: 03/12/2021
Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 03/12/2021
Mặt trời

Mặt trời "dội nước" xuống Trái đất, tạo ra đại dương?

Mặt Trời, hay cụ thể là gió Mặt Trời có thể chính là nguồn cung cấp hạt mầm cho các đại dương của Trái Đất, cũng là điều kiện cho mọi sinh vật và chính chúng ta được ra đời.

Đăng ngày: 02/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News