Lần đầu tiên trong lịch sử chỉnh sửa gene của phôi thai

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện chỉnh sửa gene của phôi thai người, làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi.

Lần đầu tiên chỉnh sửa gene của phôi thai

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Trung Sơn, Quảng Đông, đưa vào phôi thai một enzyme có thể được "lập trình", nhằm đến mục tiêu là một gene liên quan đến rối loạn máu vốn có khả năng gây tử vong ở người. Họ sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene gọi là CRISPR. Trong 86 phôi được dùng trong thí nghiệm, chỉ 28 trường hợp thành công với một phần nhỏ chứa vật liệu di truyền thay thế.


Điều chỉnh gene lần đầu tiên được thực hiện ở phôi thai người. (Ảnh minh họa: Reuters)

"Nếu bạn muốn thực hiện với phôi thai bình thường, bạn phải cần tỷ lệ 100%, đó là lý do chúng tôi dừng lại", người đứng đầu nghiên cứu Junjiu Huang nói. Công bố trên tạp chí Protein and Cell, các tác giả cho biết việc chỉnh sửa gene đã gây ra đột biến không lường trước ở một số gene khác.

Theo IB Times, nhóm nghiên cứu lấy phôi thai từ các nhà hộ sinh ở địa phương và sử dụng những phôi thai không có khả năng sống. Tuy nhiên, các chuyên gia trên thế giới cho rằng đây sẽ là lời cảnh báo cho những thí nghiệm tương tự trong tương lai.

"Tôi tin rằng đây là báo cáo đầu tiên về trường hợp áp dụng kỹ thuật CRISPR/Cas9 đối với phôi thai người. Nghiên cứu là một dấu mốc cũng như một lời cảnh báo với bất kỳ ai nghĩ rằng công nghệ này đã sẵn sàng để thử nghiệm loại trừ gene bệnh", George Daley, một nhà sinh học tế bào gốc tại Đại học Y Harvard, nói. Ông nhận định đây là phương pháp không an toàn, không nên được thực hiện vào lúc này và có lẽ là không bao giờ.

Một nhóm ý kiến nhận định việc điều chỉnh phôi thai có thể giúp loại bỏ bệnh về gene trước khi đứa trẻ ra đời, trong khi các ý kiến phản đối cho rằng điều này vượt qua giới hạn về mặt đạo đức. Trên tạp chí Nature hồi tháng 2, giới nghiên cứu từng cảnh báo những thay đổi di truyền ở phôi thai có thể gây tác động khó lường cho thế hệ tương lai. Trong khi đó, công trình của Huang cùng cộng sự dường như đang châm ngòi cho các cuộc tranh luận, khi nhiều báo cáo khác chỉ ra thử nghiệm trên phôi thai người đang được thực hiện bí mật ở Trung Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News