Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!

Đáng nể nhất là đối thủ của chúng - cá voi lưng gù - vốn là loài hiếm khi trở thành con mồi của cá mập được.

Cá mập trắng khổng lồ vẫn luôn được xem là hung thần của đại dương, khi sở hữu kích thước to lớn, tốc độ bơi cực nhanh cùng một hàm răng được ví với cỗ máy xay thịt. Chúng gần như không có đối thủ, có thể ung dung trên đỉnh chuỗi thức ăn. Nhưng vì nhiều lý do, cảnh tượng chúng săn mồi ít khi được ghi lại, đặc biệt là khi phải đối mặt với những đối thủ cỡ lớn, như cá voi.

Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ghi lại được cảnh cá mập trắng tấn công và ăn thịt một con cá voi khổng lồ. "Nạn nhân" của chúng là cá voi lưng gù - một trong những sinh vật to lớn bậc nhất hành tinh.

Đoạn video được ghi lại bằng một chiếc drone ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Nó cho thấy cảnh một con cá mập trắng dài 4m, đang tấn công cá voi lưng gù dài hơn 10m. Cuộc tấn công kéo dài khoảng 50 phút, trước khi cá voi lìa đời.

Theo Ryan Johnson - một chuyên gia sinh học hải dương, cách tấn công của con cá mập có tính chiến lược và sự tàn nhẫn ở mức cao. Đầu tiên, nó tấn công vào các động mạch ở những phần đuôi - nơi dễ tổn thương nhất của cá voi, trước khi đẩy đối thủ nổi lên mặt nước và khiến nó không thể thở được.

Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!Cách tấn công của con cá mập có tính chiến lược và sự tàn nhẫn ở mức cao.

Trên thực tế, cá voi lưng gù cũng không phải dạng vừa. Chúng vẫn thường xuyên tấn công cá mập, và rất hiếm khi trở thành nạn nhân. Tuy nhiên lần này, có vẻ con cá voi xấu số đang mắc một căn bệnh gì đó, khiến cơ thể yếu đi và khó lòng chống cự lại một cỗ máy chiến đấu như cá mập trắng.

Được biết, con cá mập trắng trong video là cá cái, có tên là Helen, đã được gắn chip theo dõi từ năm 2013 trong nghiên cứu của chính Johnson.

"Nó tấn công một cách cực kỳ chiến lược, không một chút ngần ngại, như thể nó biết mình phải làm gì. Phát cắn đầu tiên nhắm đến đuôi, để cá voi không thể di chuyển linh hoạt nữa. Cô ả xé toạc mạch máu, và máu ngay lập tức tuôn ra như suối".

Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!

Đáng chú ý, cá mập Helen sau khi cắn thành công đã rút ra để chờ đợi. Sau khoảng 30 phút khi cá voi yếu đi vì mất máu, nó tiếp tục lao vào cắn xé. Johnson thuật lại, kể từ lúc đó con cá voi không thể lặn được nữa, chịu đựng một cái chết đau đớn trong gần 1h.

"Helen tỏ ra rất thuần thục, nó khiến tôi tò mò không rõ cô ả từng có kinh nghiệm, hay đơn giản chỉ là bản năng khi thấy đối thủ trong thể trạng không tốt" - Johnson nhận định.

Theo Johnson, đây là video đầu tiên cho thấy cảnh một con cá voi lưng gù trưởng thành bị cá mập sát hại. Thông thường, sự chênh lệch về kích cỡ giữa cá voi lưng gù trưởng thành và cá mập sẽ giúp chúng an toàn. Thậm chí, đuôi của cá voi lưng gù dù dễ tổn thương nhưng vẫn cực khỏe, đủ để khiến mọi kẻ thù ngán ngại. Dẫu vậy thì vào năm 2015 cũng đã có video tương tự, nhưng là một con cá voi còn non, và nó bị quây bởi một nhóm 20 con cá mập khác.

Những năm gần đây, cá mập trắng và cá voi đang có xu hướng đụng độ thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các vùng biển của Nam Phi lại hơi vắng bóng chúng, dù đã từng là nơi cá mập phát triển rất thịnh vượng. Kể từ năm 2018, Vịnh False tại Cape Town mới chỉ ghi nhận một trường hợp cá mập trắng xuất hiện, nhưng với vai trò con mồi của một đàn cá voi sát thủ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập voi khổng lồ sinh con như thế nào?

Cá mập voi khổng lồ sinh con như thế nào?

Công nghệ siêu âm và cơ hội quan sát hành vi giao phối có thể giúp khám phá những bí ẩn về loài cá khổng lồ hiền lành này, ngăn chặn chúng khỏi tuyệt chủng.

Đăng ngày: 16/07/2020
Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh

Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh

Đáy đại dương thực sự là một thế giới xa lạ và cũng là nơi sinh sống của các loài trông giống như du khách đến từ các hành tinh khác.

Đăng ngày: 15/07/2020
Nhiều người tưởng đang ăn cá hồi, cá kiếm nhưng thực ra là cá mập

Nhiều người tưởng đang ăn cá hồi, cá kiếm nhưng thực ra là cá mập

Nguồn cá khan hiếm dẫn tới tình trạng cá mập bị săn bắt sau đó gắn mác cá kiếm hoặc cá hồi với mục đích thương mại, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 13/07/2020
Phát hiện loài tảo bí ẩn tại rạn san hô ở Hawaii

Phát hiện loài tảo bí ẩn tại rạn san hô ở Hawaii

Loài tảo mới chưa từng được biết đến trước đây đã được phát hiện ở Hawaii, làm mờ các rạn san hô và gây ra mối đe dọa đối với các hệ sinh thái đại dương trong khu vực.

Đăng ngày: 13/07/2020
Phát hiện “long diên hương” đắt hơn vàng siêu hiếm trên bãi biển Úc?

Phát hiện “long diên hương” đắt hơn vàng siêu hiếm trên bãi biển Úc?

Một người phụ nữ ở Úc đã vô cùng bất ngờ khi vô tình phát hiện ra một vật thể trông giống như một sinh vật ngoài hành tinh trên một bãi biển Queensland ở Úc.

Đăng ngày: 10/07/2020
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/07/2020
Sứa bờm sư tử đặc biệt nguy hiểm xâm chiếm bãi biển Mỹ

Sứa bờm sư tử đặc biệt nguy hiểm xâm chiếm bãi biển Mỹ

Nhà chức trách ở nhiều bang tại Mỹ khuyến cáo người đi biển cẩn thận trước sự xuất hiện của sứa bờm sư tử với xúc tu có nọc độc.

Đăng ngày: 06/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News