Lắng nghe 'âm thanh của... Chúa'
Có rất nhiều âm thanh mà con người có thể nghe được trên thế giới nhưng hẳn sẽ không thể nào đặc biệt hơn âm thanh từ vụ nổ “Big Bang quy mô nhỏ” đang được tạo ra từ máy gia tốc khổng lồ LHC.
Theo lý thuyết được đông đảo các học giả trên thế giới chấp nhận, vũ trũ được hình thành từ vụ nổ Big Bang. Dĩ nhiên không có ai trên trái đất được nghe âm thanh của vụ nổ ấy.
Tuy vậy, mới đây các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) làm việc tại cỗ máy LHC đã thực hiện một ý tưởng táo bạo để có thể nghe được “âm thanh từ đức chúa trời”, thông qua những thiết bị công nghệ hiện đại. (LHC được mệnh danh là "cỗ máy của Chúa", có nhiệm vụ tái tạo lại vụ nổ Big-Bang, được coi là khởi nguyên của vũ trụ, âm thanh thu được từ vụ nổ được các nhà khoa học ví von là "âm thanh của Chúa").
Hình mô phỏng cấu trúc âm thanh của vụ va chạm từ LHC.
Các nhà khoa học đã lắp đặt bốn thiết bị cảm biến siêu nhạy ATLAS để lắng nghe âm thanh từ vụ nổ. Các bộ cảm biến này có tới bảy lớp ứng với mỗi “phím nhạc” họ cho biết âm thanh khá “đẹp”, rất “âm nhạc”, và dĩ nhiên hơi “lạ” một chút.
LHC (Large Hadron Collider – máy gia tốc hạt siêu lớn) được lắp đặt tại biên giới giữa Pháp và Thụy Sỹ. Với đường kính của hệ thống ống dẫn lên tới 27,2 km, chiếc máy này sẽ tăng tốc cho các hạt proton “tiệm cận” vận tốc ánh sáng. Khi chúng và chạm với nhau, chúng sẽ vỡ thành các hạt nhỏ hơn – những nguyên tố nhỏ nhất kiến tạo lên vũ trụ ngày nay.
Nguồn: Popsci

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
