Lập trung tâm làm chệch hướng thiên thạch

Trường Đại học bang Iowa, Hoa Kỳ, vừa thành lập một trung tâm nghiên cứu qui tụ các nhà khoa học để tìm ra phương án tốt nhất làm chệch quỹ đạo các vật thể vũ trụ nguy hiểm đối với Trái Đất. 

Làm lệch hướng di chuyển của những tiều hành tinh, thiên thạch, sao chổi… có thể va vào Trái Đất là một sứ mệnh đòi hỏi sự hợp tác của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác đó, giáo sư kỹ thuật không gian vũ trụ Bong Wie, thuộc Đại học bang Iowa, đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu làm chệch hướng tiểu hành tinh (Asteroid Deflection Research Center).

Trung tâm này – do giáo sư Wie làm giám đốc – sẽ xem xét và đánh giá tất cả các công nghệ sẵn có và có tính khả thi để ngăn chặn nguy cơ va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái Đất, một thảm họa có thể kết liễu nền văn minh của nhân loại.

Trong những năm gần đây, các chuyên gia trên thế giới đã tập trung nghiên cứu mối đe dọa của các vật thể gần Trái Đất (NEO). NASA đã trình lên Quốc hội Mỹ một bản phúc trình 137 trang về việc phát hiện và làm chệch hướng NEO. Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cũng đã lập kế hoạch chi tiết cho sứ mệnh Don Quijote.

Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ trong sứ mệnh Don Quijote đang thực hiện nhiệm vụ làm chệch hướng thiên thạch (Ảnh: Spaceguard)


Nhưng giáo sư Wie cho rằng: “Tính đến nay, vẫn chưa có sự nhất trí trong giới khoa học về phương thức hay công nghệ nào có thể áp dụng để làm lệch quỹ đạo những NEO nguy hiểm. Vì thế, chúng tôi lập ra trung tâm này để các chuyên gia cùng nhau nghiên cứu các phương án kỹ thuật trên tinh thần cởi mở và học hỏi lẫn nhau”.

Ông Bong Wie cho biết Trung tâm này sẽ chủ trì một sự kiện lớn mang tên “Hội thảo quốc tế về công nghệ làm chệch hướng tiểu hành tinh” vào mùa Thu năm nay. 
Từ khóa liên quan:

vũ trụ

thiên thạch

trái đất

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 23/05/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News