Lên bàn mổ đã sợ, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hết thuốc mê giữa chừng?

Hết thuốc mê trên bàn mổ - trải nghiệm này nghe đã thấy sợ, nhưng liệu nó có thể xảy ra không?

Mặc dù nghe có vẻ giống như nội dung của một bộ phim kinh dị, nhưng biết gì không: hiện tượng này thi thoảng vẫn xảy ra ngoài đời thực. Theo thống kê, mỗi năm có trung bình 30.000 bệnh nhân gặp phải trải nghiệm hết thuốc mê khi ngủ.

Vậy khi ấy, họ cảm thấy như thế nào, phản kháng ra sao và phải gánh chịu những hậu quả gì?

Một chút sơ lược về cơ chế gây mê

Gây mê là các phương pháp làm cho bệnh nhân mất ý thức (có thể phục hồi) và giảm đau, là bước đầu giúp thực hiện các phương pháp chữa bệnh xâm lấn gây đau đớn như phẫu thuật, thủ thuật trên bệnh nhân.


Gây mê là các phương pháp làm cho bệnh nhân mất ý thức (có thể phục hồi) và giảm đau.

Y học hiện nay ghi nhận 3 phương pháp gây mê là châm tê (dùng kim châm cứu vào huyệt để gây tê), mê điện cao tần (sử dụng dòng điện đặc dụng qua các điện cực áp lên não để gây mê) và gây mê bằng thuốc.

Tuy nhiên trong số này, châm tê đòi hỏi chuyên môn rất cao mà ít chuyên gia có thể thực hiện được, và mê điện cao tần thì được cho là có tính an toàn thấp. Vậy nên gây mê bằng thuốc là phổ biến hơn cả.

"Thuốc mê" mà chúng ta vẫn quen gọi, thực ra không phải chỉ là một chất cụ thể nào đó mà là hỗn hợp của nhiều hóa chất khác nhau. Nhìn chung, mọi thuốc mê luôn có 3 thành phần chính: thuốc ngủ (đảm bảo bệnh nhân mất ý thức và không nhớ gì về quá trình phẫu thuật, tránh gây sợ hãi cho họ), thuốc giãn cơ (làm thư giãn và suy yếu cơ bắp của bệnh nhân, giúp bác sĩ thao tác dễ dàng hơn) và thuốc giảm đau.

Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải tính toán, tăng giảm lượng thuốc của mỗi thành phần để chế ra một đơn thuốc mê riêng cho người đó. Liều thuốc lí tưởng không được thừa (bằng không sẽ gây ngưng nội tạng hoặc các tổn thương không thể phục hồi cho hệ thần kinh), cũng không được thiếu thuốc của thành phần nào.


Nếu chỉ thiếu thuốc ngủ, bệnh nhân sẽ lấy lại sự tỉnh táo.

Việc này hiển nhiên là rất khó, vì phản ứng của mỗi cơ thể với thuốc thì không ai giống ai. Lí thuyết là một chuyện, thực tế lại là một chuyện khác. Chính vì vậy mặc dù đã cố gắng hết sức, việc gây mê thất bại dù rất hiếm, nhưng trong những trường hợp hy hữu thì vẫn xảy ra.

Vậy thì, hậu quả mà bệnh nhân sẽ phải gánh chịu là gì?

Câu là lời thực ra không rõ ràng, bởi tùy thuộc vào thành phần nào trong 3 thành phần trên bị thiếu mà bệnh nhân sẽ gặp phải các tình huống khác nhau.

Trước tiên, nếu chỉ thiếu thuốc ngủ, bệnh nhân sẽ lấy lại sự tỉnh táo, nhận thức được mọi thứ diễn ra xung quanh: âm thanh, tiếng thảo luận của bác sĩ, khung cảnh phòng mổ... chỉ trừ những cảm giác trên cơ thể họ. Họ không thấy đau, nhưng cũng không cử động hoặc nói được.

Nếu thuốc giãn cơ và thuốc ngủ cùng bị thiếu, bệnh nhân sẽ có trải nghiệm khá giống như tình huống trên, tuy nhiên họ có thể ra hiệu để bác sĩ lập tức bổ sung lượng thuốc cần thiết.

Tuy nhiên, tất cả đều may mắn hơn một số ca bị thiếu thuốc giảm đau mà thuốc giãn cơ thì vẫn còn đủ. Bệnh nhân khi đó sẽ phải chịu đựng mọi đau đớn đang diễn ra trên cơ thể: từng nhát rạch, từng mũi kim xuyên qua da thịt mình, nhưng lại không thể cử động, cũng không thể mở mắt.

Mọi bộ phận đều bị liệt dưới tác động của thuốc giãn cơ – bệnh nhân không có cách nào thông báo được cho bác sĩ mặc dù họ đang ở ngay bên cạnh.


Khả năng tồi tệ nhất bởi hậu quả của nó gây ra là khôn lường và không thể bù đắp.

Đây là khả năng tồi tệ nhất bởi hậu quả của nó gây ra là khôn lường và không thể bù đắp. Một số trường hợp qua đời ngay trên bàn mổ, một số khác được bác sĩ phát hiện, tiêm thêm thuốc và cứu sống nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Họ sẽ sống suốt phần đời còn lại với hậu quả của sang chấn kinh khủng đó: nhẹ thì căng thẳng, mất ngủ, ác mộng, nặng thì mắc phải các bệnh tâm thần, phát điên hoặc tự tự. Kí ức của ca mổ đau đớn nhiều khi kéo dài hàng giờ đồng hồ sau khi thuốc giảm đau bị hết và hơn cả là cảm giác hoảng hốt tột độ khi cơ thể bị tê cứng – sẽ ở đó ám ảnh người bệnh mãi mãi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News