Lịch sử gần 100 của insulin - nguồn sống của những người bệnh tiểu đường

Giá thành của insulin đã tăng tới 300% kể từ khi nó được phát hiện.

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cả thế giới đang có hơn 400 triệu người mắc tiểu đường. Căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng khủng khiếp từ mù lòa, suy thận, cắt cụt chi cho tới đau tim và đột quỵ.

Để phòng tránh biến chứng, nhiều bệnh nhân, đặc biệt là tiểu đường type 1, phải tiêm insulin như một phương pháp điều trị bắt buộc hàng ngày.

Thế nhưng ít ai biết insulin đã trải qua một lịch sử phát triển đáng kinh ngạc trong gần 100 năm. Kể từ ngày đầu được khám phá tới nay, việc sử dụng hormone này trong điều trị tiểu đường đã trải qua rất nhiều thay đổi. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một lượt những dấu mốc quan trọng đó:


1. Insulin là một hormone không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó được sản suất bởi tuyến tụy, giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy của họ không có khả năng sản xuất insulin. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng giảm bất ngờ. Không có insulin trong cơ thể, bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, trong ngắn hạn là hạ đường huyết, loạn nhịp tim, tê các chi… dài hại là hỏng mắt, suy thận và phá hủy hệ thần kinh.


2. Quay trở lại những năm 1920, các nhà khoa học lần đầu phát hiện tuyến tụy là bộ phận hết sức quan trọng đối với người mắc tiểu đường. Việc nghiên cứu tuyến tụy được coi là một nhiệm vụ hàng đầu. Các nhà khoa học và bệnh nhân tiểu đường đều nhìn vào tuyến tụy và thấy đó là nơi mà những hi vọng của mình được thắp lên. Hình dưới đây là tuyến tụy bị viêm của một con khỉ. Bên trái, bạn có thể thấy tiếp giáp của nó là lá lách. Bên phải là tá tràng.


3. Thí nghiệm nổi tiếng nhất với tuyến tụy và tiểu đường được thực hiện bởi Tiến sĩ Frederick Banting người Canada và sinh viên y khoa Charles Best. Họ chọn một con chó và cắt bỏ tuyến tụy của nó. Sau đó, Tiến sĩ Banting và Charles Best quan sát được hiện tượng con chó mắc tiểu đường. Nhưng khi họ tiến hành tiêm insulin trở lại máu của nó, con chó trở lại bình thường.


4. Không lâu sau, Tiến sĩ Banting và Charles Best thử nghiệm tiêm insulin trên người bệnh tiểu đường. Năm 1922, bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này. Một năm sau đó, Tiến sĩ Banting và Charles Best được trao giải Nobel cho khám phá về insulin. Ông bán bằng sáng chế của mình cho Đại học Toronto với mức giá tượng trưng chỉ vài đô la.


5. Từ đó, một kỷ nguyên dài bắt đầu với những người bệnh tiểu đường có thể nhận điều trị từ insulin trích xuất từ tuyến tụy của động vật. Mãi cho tới năm 1970, các nhà khoa học phát hiện họ có thể sử dụng DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin của người bằng phương pháp nhân tạo. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường có cơ hội được điều trị với insulin giống “thật” hơn.


6. Insulin con người, hay còn gọi là insulin thường (regular insulin), vẫn đang được sử dụng cho tới nay. Mặc dù vậy, trong thập niên 90, một làn sóng thứ ba với phát kiến insulin mới đã xuất hiện. Những loại insulin tương tự (analog insulin) hay còn gọi là insulin tác dụng nhanh được cải tiến từ insulin thường. Nó tiến một bước nữa tới việc mô phỏng hoàn hảo insulin tự nhiên của cơ thể.


7. Tuy nhiên, một đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2011 chỉ ra insulin tương tự không có tác dụng vượt trội hơn insulin thường. Mặc dù vậy, giá thành của insulin tương tự gần như gấp đôi.


8. Kể từ khi insulin tương tự đầu tiên được phê duyệt (Humalog), giá niêm yết cho mỗi lọ của nó tăng đều theo thời gian. Tương tự là nhãn hiệu cạnh tranh (Novolog), giá của nó tăng tới 300% chỉ sau 1 thập kỷ.


9. Những người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin ngày nay có thể tiêm nó bằng ống tiêm thông thường, một bút tiêm chuyên dụng hoặc một máy bơm insulin như hình dưới đây.


10. Trong một vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra loại insulin có thể hít vào qua đường hô hấp. Hầu hết các ý tưởng đều thất bại, nhưng vẫn có một loại như vậy xuất hiện trên thị trường: Afrezza.


11. Các công trình nghiên cứu về dạng insulin mới và các cách tốt hơn để cung cấp nó vào cơ thể vẫn hấp dẫn rất nhiều nhà khoa học. Tháng 9 vừa rồi, Cục Quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một thiết bị gọi là “tụy nhân tạo”. Nó có cả một màn hình hiển thị nồng độ đường trong máu và có thể bơm insulin vào cơ thể. Ngoài ra, ngày nay có tổng cộng khoảng 135 loại thuốc khác nhau được phát triển cho các bệnh nhân tiểu đường.


12. Thế nhưng, mức giá của insulin hiện tại tiếp tục gây ra mối lo ngại với những người đang phải chung sống với bệnh tiểu đường. Ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders là một trong số những người rất quan tâm đến vấn đề này.


13. Lý do chính của việc giá thành insulin ngày một tăng là nó chưa thể được sản xuất dưới dây chuyền vô cơ. Không giống như các loại thuốc hóa học như statin để giảm cholesterol, ibuprofen để giảm đau, insulin chỉ được tạo ra từ các tế bào sống, dưới quá trình sinh học. Tuy nhiên trong tương lai, một số loại thuốc mới được phê duyệt như Basaglar có thể được tung ra thị trường với mức giá cạnh tranh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News